Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 25/06/2020, 13:31 PM

Thông điệp tâm linh 'Từ Bi Hỷ Xả' ở chùa Thập Pháp Di Đà

Một danh thắng bậc nhất ở Trung phần Việt Nam hội tụ tâm linh, kiến trúc, lịch sử, văn hóa… khiến Phật tử, con dân mọi miền ước ao chiêm bái hành hương: chùa Thập Tháp Di Đà ở Bình Định.

Linh Ẩn Tự - chốn thanh tịnh giữa lòng Đà Lạt

Cách tỉnh lỵ Qui Nhơn chừng 28 cây số, cạnh quốc lộ 1, chốn thiêng ngự hang thế kỷ qua bao thăng trầm lịch sử, dấu ấn dòng thiền Lâm Tế ở Trung phần Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ XVII.

Vùng đất chùa tọa lạc đánh dấu những giao cắt lịch sử khốc liệt bi hung: vùng thành Hoàng đế khai sang nhà Tây Sơn, trung ương của quyền lực Nguyễn Nhạc.

Song, đấy là vùng kinh đô Đồ Bàn xưa cũ của đế chế Chiêm Thành, và chùa với một ngôi tháp án ngữ phía Bắc thành cổ của một quốc gia từng tồn tại.

Chùa Thập Tháp Di Đà ngày nay thuộc thị xã An Nhơn, dung chứa vô vàn dư âm lịch sử, quá trình tu học dài lâu, dấu ấn của bậc thiền sư tu hành đắc đạo – sự nghiệp ngời sang…Chiêm bái Chùa Thập Tháp Di Đà có biết bao kiến trúc, tàng thư, tư liệu quý báu... Với các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử, Phật học hay khách nước ngoài, Thập tháp Di Đà lấp lánh dấu chân thời gian…

Cổng chùa Thập Tháp Di Đà. Ảnh: internet

Cổng chùa Thập Tháp Di Đà. Ảnh: internet

Chùa núi Thanh Sơn - phế tích đang được phục hưng

Ở cổ tự ấy có một di vật nhỏ bé giản dị song mang trong thân lịch sử lớn lao, truyền đi thông điệp tâm linh, từ ái, hỉ xả… Đấy chính “hòn đá oán hờn”.

Xung đột khốc liệt giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh đẫm máu, kinh thiên động địa một thời. Vùng đất chùa tọa lạc lại mang sứ mệnh phát tích nhà Tây Sơn, nơi chôn nhau cắt rốn của hoàng đế Quang Trung và anh em. Chính sử ghi rõ tương tàn thù hận bất tận giữa hai bên trên mặt trận và hậu chiến. Có chứng nhân đẫm máu: hòn đá dùng làm nơi chém đầu từng được cả hai phía sử dụng. Biết bao nhân mạng đã trút hơi thở cuối cùng bên hòn đá vô tri kia.

Khung cảnh chùa Thập Tháp Di Đà. Ảnh: internet

Khung cảnh chùa Thập Tháp Di Đà. Ảnh: internet

Với tinh thần hoan dung đại độ, từ bi hỷ xả, hóa giải oán thù, siêu độ vong linh chúng sinh, nhà sư chùa Thập Tháp ngày cũ đã mang hoàn đá về chùa theo nguyện vọng của dân trong vùng, sau một nghi thức tâm linh trang nghiêm. Hàng ngày đêm, trong tiếng chuông kinh mõ công phu, khói hương và cảnh giới thiền, chư tăng cầu nguyện siêu độ các oan hồn chết ở hòn đá ấy, nhiều năm, nhiều thế kỷ… Hòn đá oán hờn trở nên một “hạng mục” không thể bỏ qua mỗi khi khách thập phương có duyên viếng chùa. Bao nhiêu câu chuyện huyền hoặc xoay quanh các oan hồn hiện về từ hòn đá ấy. Ngày nay chư tăng cho rằng oán hồn đều được siêu thoát vãn sinh, oan khiên hận thù đã hóa giải…

Ở một vùng đất thiêng, nơi từng đem đến cảm xúc đặc biệt cho ca sĩ Chế Linh - một người gốc Chiêm Thành - hát “Hận Đồ Bàn”, có hòn đá chém được tẩy rửa oán thù trong của cổ tự, như thế. Có một ngộ nhận: từng có ý cho rằng ngày cũ người ta dùng hòn đá đập chết đối phương để trả thù, sự thực hòn đá chém kia là bệ tội nhân quỳ để bị trảm. Quan sát bệ đá còn nguyên, nhận ra giả thuyết kia hợp lý.

Ngôi chùa được làm từ 60.000 chai nhựa

Mặt tiền của Chánh điện Tổ Đình.

Mặt tiền của Chánh điện Tổ Đình.

Nhà chùa, theo đúng tôn chỉ  thiêng liêng, cứu độ, hòa giải, hóa giải oán thù ngay cả khi nhân sinh còn hiện tiền ở cõi phàm hay đã ra đi trong uất hận… Một di vật nhỏ song mang thông điệp lớn lao nơi cửa từ bi, ở thành Đồ Bàn rêu cũ nghìn năm.

Trên đường thiên lý, ngang khúc ruột trung phần Việt Nam, nếu đủ duyên bạn hãy dừng bước chiêm bái Phật và chiêm nghiệm về lời Phật bên cạnh hòn đá ấy nhé.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Xem thêm