Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 30/07/2019, 10:20 AM

Độc đáo nghìn ngọn nến thắp sáng nước Nhật trong lễ Vu Lan

Tháng 8 tới, bầu trời đêm nước Nhật rực sáng trong mùa lễ hội Obon (hay lễ Vu Lan) với khung cảnh đường phố lung linh từ hàng nghìn đèn lồng và hoa đăng.

>>Đại lễ Vu Lan báo hiếu 

Có một thời điểm đặc biệt trong năm, Nhật Bản đột nhiên trở nên yên tĩnh. Những chuyến tàu không người. Những trung tâm thương mại vắng lặng. Những con đường tràn ngập đèn lồng. Đó là khoảng thời gian diễn ra Obon, lễ hội mùa hè của người Nhật, nhằm chào đón linh hồn tổ tiên trở về với gia đình, cầu nguyện và bày tỏ lòng thành kính đối với công lao của những người đi trước. Ảnh: Julianne.hide.

Có một thời điểm đặc biệt trong năm, Nhật Bản đột nhiên trở nên yên tĩnh. Những chuyến tàu không người. Những trung tâm thương mại vắng lặng. Những con đường tràn ngập đèn lồng. Đó là khoảng thời gian diễn ra Obon, lễ hội mùa hè của người Nhật, nhằm chào đón linh hồn tổ tiên trở về với gia đình, cầu nguyện và bày tỏ lòng thành kính đối với công lao của những người đi trước. Ảnh: Julianne.hide.

Mỗi khu vực lại tổ chức lễ hội Obon vào thời điểm khác nhau. Ở hầu hết vùng miền Nhật Bản, Obon thường diễn ra từ ngày 13-16/8, được gọi là Hazuki hay

Mỗi khu vực lại tổ chức lễ hội Obon vào thời điểm khác nhau. Ở hầu hết vùng miền Nhật Bản, Obon thường diễn ra từ ngày 13-16/8, được gọi là Hazuki hay "Tháng của những chiếc lá". Tại một số vùng ở Tokyo và Okinawa, ngày lễ này được tổ chức vào giữa tháng 7 Âm lịch. Ảnh: Natalya Erofeeva.

Suốt thời gian diễn ra lễ hội, hàng nghìn chiếc đèn lồng bằng giấy thắp sáng sẽ được mọi người đem đến khu mộ gia đình với ý nghĩa gọi linh hồn tổ tiên của họ trở về nhà. Quá trình này được gọi là mukae-bon. Ở một số nơi, người ta còn đốt đuốc dọc lối vào hay treo đèn trước cổng nhà. Ảnh: Kayaesra.

Suốt thời gian diễn ra lễ hội, hàng nghìn chiếc đèn lồng bằng giấy thắp sáng sẽ được mọi người đem đến khu mộ gia đình với ý nghĩa gọi linh hồn tổ tiên của họ trở về nhà. Quá trình này được gọi là mukae-bon. Ở một số nơi, người ta còn đốt đuốc dọc lối vào hay treo đèn trước cổng nhà. Ảnh: Kayaesra.

Cùng với đó, một truyền thống khác không thể bỏ qua khi nhắc đến Obon là điệu nhảy dân gian Bon Odori. Đây là sự kết hợp giữa nhiều điệu nhảy truyền thống và được biểu diễn một cách công phu, phức tạp. Bon Odori, theo truyền thuyết, được thực hiện như một phương tiện để thể hiện niềm vui và hạnh phúc. Ảnh: Artem Mishukov, Julianne.hide, Pommy.

Cùng với đó, một truyền thống khác không thể bỏ qua khi nhắc đến Obon là điệu nhảy dân gian Bon Odori. Đây là sự kết hợp giữa nhiều điệu nhảy truyền thống và được biểu diễn một cách công phu, phức tạp. Bon Odori, theo truyền thuyết, được thực hiện như một phương tiện để thể hiện niềm vui và hạnh phúc. Ảnh: Artem Mishukov, Julianne.hide, Pommy.

Bon Odori được biểu diễn xung quanh sân khấu được gọi là yagura. Theo đó, một người sẽ hát ở trung tâm của yagura trong khi những người xung quanh chơi các loại nhạc cụ khác nhau. Trống taiko được sử dụng phổ biến nhất. Hình thức biểu diễn này được gọi là ondo hoặc nhạc dân gian Nhật Bản. Ảnh: Japanese Friendship Garden.

Bon Odori được biểu diễn xung quanh sân khấu được gọi là yagura. Theo đó, một người sẽ hát ở trung tâm của yagura trong khi những người xung quanh chơi các loại nhạc cụ khác nhau. Trống taiko được sử dụng phổ biến nhất. Hình thức biểu diễn này được gọi là ondo hoặc nhạc dân gian Nhật Bản. Ảnh: Japanese Friendship Garden.

Các vũ công sẽ nhảy theo vòng tròn nhỏ xung quanh yagura. Mỗi vùng miền lại có một điệu nhảy riêng. Mọi người biểu diễn Bon Odori thường kết thành vòng tròn xung quanh yagura. Điệu nhảy có lúc được biểu diễn trong đám rước và di chuyển qua các đường phố của thị trấn. Ảnh: Mathathir Mohd Yasin.

Các vũ công sẽ nhảy theo vòng tròn nhỏ xung quanh yagura. Mỗi vùng miền lại có một điệu nhảy riêng. Mọi người biểu diễn Bon Odori thường kết thành vòng tròn xung quanh yagura. Điệu nhảy có lúc được biểu diễn trong đám rước và di chuyển qua các đường phố của thị trấn. Ảnh: Mathathir Mohd Yasin.

Odon không chỉ là lễ hội của những điệu nhảy mà còn là lễ hội của ánh sáng. Vào ngày cuối cùng của kỳ lễ, bầu trời đêm rực sáng bởi hàng nghìn đèn lồng, mặt sông lấp lánh với rất nhiều hoa đăng nối nhau trôi theo dòng nước. Người Nhật tin rằng khi ngọn lửa được thắp sáng bay lên trời, trở thành ngôi sao thì linh hồn người đã khuất được lên thiên đường. Ảnh: Pinterest.

Odon không chỉ là lễ hội của những điệu nhảy mà còn là lễ hội của ánh sáng. Vào ngày cuối cùng của kỳ lễ, bầu trời đêm rực sáng bởi hàng nghìn đèn lồng, mặt sông lấp lánh với rất nhiều hoa đăng nối nhau trôi theo dòng nước. Người Nhật tin rằng khi ngọn lửa được thắp sáng bay lên trời, trở thành ngôi sao thì linh hồn người đã khuất được lên thiên đường. Ảnh: Pinterest.

Nguồn: ZingNews

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Media 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Tôn tượng Di Lặc lớn hàng đầu thế giới trên núi Bà Đen được tạo tác như nào?

Media 16:14 15/04/2024

Tạo tác từ 6,688 viên đá sa thạch theo một cách thức gợi liên tưởng đến bí quyết người Ai Cập cổ tạo nên Kim Tự Tháp, tôn tượng Di Lặc Bồ Tát được đánh giá là một kỳ tích trên nóc nhà Nam bộ.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Media 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Media 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xem thêm