Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 10/03/2016, 14:24 PM

Đôi điều suy nghĩ từ lễ hội Quán Thế Âm, Đà Nẵng

Trong ngày lễ vía chính thức kỷ niệm về Ngài, các em cũng mặc bạch y, ngồi trên tòa sen, có kiệu nâng lên cao trong niềm ngưỡng mộ cung kính của nhiều người. Các cô gái ngồi trên ấy có đủ thân tâm thanh tịnh, có chứng ngộ được quả vị nào chưa mà được nhiều người bái vọng lễ lạy. 

Hằng năm, cứ vào thời điểm 19 tháng Hai Âm lịch, chùa Quán Thế Âm, quận Ngũ Hành Sơn, Tp.Đà Nẵng lại tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm. BTC đã xây dựng nhiều chương trình công phu, với những hình thức phô diễn đã gợi được sự quan tâm của đông đảo phật tử và khách du lịch từ các nơi tìm về…

Cũng như nhiều lễ hội mang tính tâm linh, tôn giáo đã, đang diễn ra trên cả nước, Lễ hội Quán Thế Âm, bên cạnh những cái đạt được tốt đẹp vẫn còn những điều chưa phù hợp. Người viết mạnh dạn nêu ra đây để mong muốn được trao đổi cùng với các vị có trách nhiệm.


Cái được của lễ hội Quán Thế Âm tại Tp.Đà Nẵng diễn ra hằng năm vào tháng Hai Âm lịch nhằm mục đích cao nhất là bày tỏ lòng tôn kính, cúng dường đức Đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn, Quán Thế Âm vì chúng sinh mà phát đại nguyện, cứu vớt trầm luân. Người chưa có đức tin cũng được khơi gợi tâm hướng thiện, hành thiện để mong xã hội càng tốt đẹp hơn trong tinh thần từ bi hỷ xả của đạo Phật.
 
Ngoài ra, lễ hội còn đem đến cho người dự thưởng thức những giá trị tinh thần, vật chất đặc sắc của tranh, tượng nghệ thuật, thư họa, ca nhạc, ẩm thực… trong một không gian thoáng đãng huyền nhiệm giữa mùa xuân. Cũng từ lễ hội này mọi người có dịp gặp nhau để đàm đạo, chuyện trò thân mật ấm tình sắc không.

Tuy nhiên, lễ hội này, theo tôi còn có những điều chưa đạt, hoặc không phù hợp. Đó là việc xin xăm, đoán quẻ, cầu tài, cảnh vứt xả rác bữa bãi trên các lối đi, đặc biệt là những nhãn hương mang hình đức Quán Thế Âm thả đầy trên các nẻo. Thử nghĩ, người đi dự lễ, đi chiêm bái với lòng thành kính hướng về Ngài Bồ Tát mà chân lại giẫm đạp lên hình ảnh Ngài, dù chỉ là nhãn hương nhưng trông rất phản cảm. Các loại chim phóng sinh cũng được bày bán đây đó. Ai biết được các chú chim ấy bị giăng bẫy, bắt nhốt biết bao ngày rồi chờ mùa lễ hội, sức đâu còn để tung cánh vào cõi tự do. Nếu hình dung rộng một chút nữa thì các đại lễ của Phật giáo nói chung, lễ hội ở đây nói riêng đã vô tình tiếp tay cho những người săn bắt. Các con vật hiền lành thơ ngây ấy không biết rằng mình là nạn nhân trong các vụ mua bán đổi trao của con người…

Một vấn đề lớn tồn tại trong nhiều năm qua nhiều người tưởng là hay nhưng lại vô cùng tai hại. Đó là việc hóa trang hình tượng Quán Thế Âm do các Gia đình Phật tử ở Tp.Đà Nẵng thực hiện.

Tôi nói điều này không có nghĩa là muốn bác bỏ mọi giá trị nghệ thuật có tính giáo dục cao do hóa trang hình tượng mang lại. Trên sân khấu, trong phim ảnh thể hiện khá nhiều vấn đề này.

Nhưng ở lễ hội Quán Thế Âm lại sử dụng chính tổ chức GĐPT - những măng non của đạo làm chuyện này. Một sai lầm lớn của cả một hệ thống, không biết Giáo hội Phật giáo Tp.Đà Nẵng có nghĩ đến không?

Trong ngày lễ vía chính thức kỷ niệm về Ngài, các em cũng mặc bạch y, ngồi trên tòa sen, có kiệu nâng lên cao trong niềm ngưỡng mộ cung kính của nhiều người. Những cụ già còn chắp tay kính cẩn đón chào, thậm chí xá mấy cái nữa. Đằng sau các tượng giả ấy là một đoàn chư tăng ni, các bậc tôn túc đạo cao đức trọng đi theo trong tâm thế tôn vinh, mặc niệm…Chết, chết! Các cô gái ngồi trên ấy có đủ thân tâm thanh tịnh, có chứng ngộ được quả vị nào chưa mà được nhiều người bái vọng lễ lạy. Được hay đọa đây…(!) Đó là chuyện đã có từ những năm qua, liệu năm nay (2016) có còn tái diễn nữa không? 

Với tư cách là một phật tử, một người đã từng tham dự chứng kiến chuyện lễ hội, xin đề nghị mạnh tay gạt bỏ những mặt trái đã từng diễn ra trong lễ hội để cho sinh hoạt mang tính tính tín ngưỡng tâm linh hàng năm đến với người tham dự, với du khách một vẻ đẹp thuần khiết không phai mờ. 

Rất mong thay!

Đinh Công Tôn
Bài viết theo ý kiến cá nhân của phật tử, người đã từng tham dự tại lễ hội Quán Thế Âm các năm trước.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm