Đôi điều trao đổi với bà tiến sĩ Nguyễn Ngọc Mai
Một Tiến sĩ chuyên nghiên cứu tôn giáo mà không hiểu luật nhân quả sơ đẳng của Phật giáo là chuyện không thể có, thế tại sao bà TS.Nguyễn Ngọc Mai cho phép Ngài Mục Kiền Kiên dùng thần thông phá ngục đưa mẹ lên? Đã thế, khi thoát ngục lại biến thành con chó theo quấn quýt bên chân Ngài Mục Kiền Liên...
Mặc dù họ không biết kinh, không hiểu nguồn gốc báo hiếu từ nhà Phật, nhưng chắc chắn họ cũng hiểu loáng thoáng về hình ảnh đại hiếu của ngài Mục Kiền Liên khi biết mẹ chịu nạn nơi cõi u buồn. Chỉ cần có thế chứ đâu cần hiểu quá mức như bà TS.Nguyễn Ngọc Mai (Chuyên gia Văn hóa - Viện Nghiên cứu Tôn giáo Việt Nam) nói về nguyên nhân lễ Vu Lan và lễ xá tội vong nhân, để rối, làm cho ngoại đạo xuyên tạc ý nghĩa Vu Lan báo hiều của nhà Phật.
Ngay cả đức Phật, trong kinh Vu Lan đã bảo: "Dẫu ông thần lực nhiệm mầu, một mình không thể ai cầu được đâu." Kinh chưa thất truyền mà đã có người xuyên tạc về luật nhân quả của đạo Phật như thế thì thử hỏi, lâu dài, những vị Tiến sĩ thông bác như thế sẽ đưa Phật giáo đi về đâu, và dĩ nhiên, người đời sau, không hiểu đạo Phật sẽ nghĩ đạo Phật là loại Thần thoại mê tín chuyên cầu đảo?
Nhân quả không ai có thể vượt qua, dù cho Thần lực như đức Phật, giải quyết nhân quả bằng phúc báu và công đức tu tập để chuyển hóa chứ không thể dùng thần thông để "xóa án".
Một Tiến sĩ chuyên nghiên cứu tôn giáo mà không hiểu luật nhân quả sơ đẳng của Phật giáo là chuyện không thể có, thế tại sao bà TS.Nguyễn Ngọc Mai cho phép Mục Kiền Kiên dùng Thần thông phá ngục đưa mẹ lên?
Đã thế, khi thoát ngục lại biến thành con chó theo quấn quýt bên chân Mục Kiền Liên thà để bà chịu tội dưới ngục còn hơn làm con chó, một bà mẹ được cứu để rồi làm chó thì đạo lý hiếu để của người bình thường không thể có hà huống một Thánh Tăng nhà Phật biến mẹ thành chó? quấn quýt bên chân con để hối lỗi, một tội nặng phải bị giam cầm thế mà chỉ cần làm chó để hối lỗi được thoát kiếp đọa kể cũng lạ. Vậy ai muốn khỏi đọa địa ngục khi phạm tội, cứ nguyện làm chó cho khỏe! Dĩ nhiên đây không phải là giáo lý của nhà Phật mà là giáo lý của bà TS.Nguyễn Ngọc Mai, viện nghiên cứu Tôn giáo Việt Nam. Thế rồi ngài lại cho phép bà thành người trở lại; nếu có quyền năng vĩ đại như thế thì cứ đưa thẳng từ ngục về làm người để rồi hai mẹ con ăn chay niệm Phật rồi lại bay về Trời, hà cớ Phật dạy làm chi: Lòng hiếu thảo của ông dẫu lớn,
Kinh dạy rõ ràng như thế, chả hiều bà Tiến sĩ móc đâu ra chuyện tếu đầy xuyên tạc Phật giáo như vậy?
Những người phật tử Việt Nam còn hiểu được trình độ và ý đồ của một chuyên gia Tôn giáo như thế thì những nhà nghiên cứu Tôn giáo trên thế giới sẽ hiểu gì về viện đào tạo chuyên gia nghiên cứu Tôn giáo của Việt Nam hiện nay?
Những tưởng một tiến sĩ Tôn giáo cách đây không lâu, được chọn làm người hướng dẫn, giải thích về tín ngưỡng Phật giáo tại chùa Ngọc Hoàng quận Nhất Sài Gòn đã sai lầm, nay lại thêm một Tiến sĩ tầm cỡ hiểu Phật giáo một cách sai lầm tầm cỡ.
Minh Mẫn
Ghi chú: Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn và cách hành văn riêng của tác giả là cư sĩ Phật giáo đang sinh sống tại Tp.HCM
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!
Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018
Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công
Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018
Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?
Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực
Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018
Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.
Nhà Phật có cấm đánh ghen không?
Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018
“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.
Xem thêm