Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 12/12/2019, 08:35 AM

Đời sống âm, ca nhạc và lời Phật dạy về niềm vui trong chính Pháp

Theo quan điểm của Thế Tôn, ca hát và ngâm nga những tình khúc lâm ly, ủy mị và bi thương có tính chất “văn nghệ đứt ruột” chỉ làm cho nỗi đau lớn thêm, tham vọng và nuối tiết chất chồng là những tiếng khóc than trong giới luật của bậc Thánh.

>>Phật tử có đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

Điều khác biệt cơ bản so với thế tục là trong hình thức và nội dung giải trí của người xuất gia luôn hàm dưỡng sự tĩnh lặng, an tịnh, tuệ giác và hoàn toàn lành mạnh. Ảnh minh họa

Điều khác biệt cơ bản so với thế tục là trong hình thức và nội dung giải trí của người xuất gia luôn hàm dưỡng sự tĩnh lặng, an tịnh, tuệ giác và hoàn toàn lành mạnh. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Một thời, Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, Ngài dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, được xem là khóc than trong giới luật bậc Thánh, tức là ca vịnh.

Này các Tỷ kheo, được xem là điên loạn trong giới luật bậc Thánh, tức là nhảy múa.

Này các Tỷ kheo, được xem là trẻ con trong giới luật bậc Thánh, tức là cười quá đáng để lộ cả răng.

Do vậy, này các Tỷ kheo, hãy phá cây cầu đi đến ca hát. Hãy phá cây cầu đi đến nhảy múa. Thật là vửa đủ nếu các Thầy được hoan hỷ đúng pháp, mỉm cười để biểu thị là các Thầy được hoan hỷ.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Chánh giác, phần Khóc than, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.472)

Lời bàn:

Bài liên quan

Cuộc sống lao động vốn gian lao, vất vả vì thế rất cần đến nhu cầu giải trí vui tươi, lành mạnh. Ca hát, nhảy múa, tiệc tùng, họp mặt vui vẻ là một liệu pháp nhằm thư giãn, nghỉ ngơi, xua tan mệt nhọc. Đời sống xuất gia cũng vậy, ngoài việc tu học thì giải trí và thư giãn là một nhu yếu rất cần thiết để vui sống, làm nền tảng cho sự thanh tịnh và thăng hoa tâm hồn. Điều khác biệt cơ bản so với thế tục là trong hình thức và nội dung giải trí của người xuất gia luôn hàm dưỡng sự tĩnh lặng, an tịnh, tuệ giác và hoàn toàn lành mạnh. Trồng hoa, tưới cây, đi bộ, uống trà, xem tranh, sáng tác, xưng tán Thế Tôn, ca ngợi hạnh phúc giải thoát…là những loại hình sinh hoạt giải trí cơ bản của chúng Tăng. Ngoài ra, tất cả những thể loại giải trí khác mang đến sự dao động, thất niệm, tán loạn và đánh mất tự chủ thì người xuất gia không nên và không được thực hành.

Thông qua phương tiện văn nghệ, ca hát vui chơi để hiểu biết, thương yêu và phát triển chánh niệm nhằm xiển dương Phật pháp là điều đáng làm. Ảnh minh họa

Thông qua phương tiện văn nghệ, ca hát vui chơi để hiểu biết, thương yêu và phát triển chánh niệm nhằm xiển dương Phật pháp là điều đáng làm. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Theo quan điểm của Thế Tôn, ca hát và ngâm nga những tình khúc lâm ly, ủy mị và bi thương có tính chất “văn nghệ đứt ruột” chỉ làm cho nỗi đau lớn thêm, tham vọng và nuối tiết chất chồng là những tiếng khóc than trong giới luật của bậc Thánh. Những vũ khúc uyển chuyển, mềm mại, tha thướt, huyền ảo và mê hoặc hay những vũ điệu mạnh mẽ, sôi nổi, hùng tráng hoặc khêu gợi, kích động và bốc lửa làm lay động lòng người đều không có ích cho người xuất gia, trong giới luật bậc Thánh được xem là điên loạn. Ngay cả khi cực vui cũng không cười đến độ chảy nước mắt, bò ra mà cười hay cười như nắc nẻ mà chỉ mỉm cười. Vui cười phải luôn ở trong tỉnh giác, chánh niệm mới thật sự an lạc và mầu nhiệm.

Tuy nhiên, đối với việc hát múa nhằm cúng dường ca ngợi Tam bảo, xưng tán Phật pháp, khuyến khích tu tập, bỏ tà quy chánh thì đáng được tuyên dương. Thông qua phương tiện văn nghệ, ca hát vui chơi để hiểu biết, thương yêu và phát triển chánh niệm nhằm xiển dương Phật pháp là điều đáng làm.

Người con Phật luôn giữ tâm chánh niệm, thăng bằng không bị vui buồn chi phối, chẳng dao động trước mọi hoàn cảnh là đỉnh cao của nghệ thuất sống minh triết và tuệ giác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Triết lý giác ngộ và ý nghĩa văn chương trong Kinh Pháp Hoa (1)

Kiến thức 16:00 22/04/2024

Kinh Pháp Hoa, còn gọi là “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa” (có tên đầy đủ là “Giáo Bồ tát pháp Phật sở hộ niệm Diệu pháp Liên hoa kinh”) ra đời vào thời Phật giáo Đại Thừa Ấn Độ, được xem là tinh hoa, đỉnh cao của triết lý Đại Thừa.

Những hình thức sinh và tử

Kiến thức 10:18 22/04/2024

Pháp thập nhị nhân duyên dùng những danh từ kỹ thuật tế nhị để diễn tả tiến trình sinh tử và dạy rằng hiện tượng chết phát sinh do một trong bốn nguyên nhân sau đây:

Tu là việc sửa đổi và cải thiện ba nghiệp từ xấu thành tốt

Kiến thức 09:00 22/04/2024

Chữ 'tu' trong đạo Phật không chỉ đơn thuần là việc tu hành, mà nó còn có một ý nghĩa sâu sắc hơn. Chữ 'tu' là một khái niệm quan trọng về việc sửa đổi và cải thiện ba nghiệp của con người - thân, khẩu, ý - từ xấu thành tốt.

Ý nghĩa chữ tu

Kiến thức 08:30 22/04/2024

Là đệ tử của Đức Phật, chúng ta đi theo lộ trình của Phật đã đi và thể hiện trong cuộc sống những giáo pháp mà Ngài truyền trao cho chúng ta.

Xem thêm