Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 17/10/2016, 10:10 AM

Đốn giáo (*)

Mục đích cuối cùng của mỗi phật tử, trên con đường sống và tu học theo chính pháp, là giác ngộ chân lý, giải thoát đau khổ và "đạt Niết Bàn tuyệt đối" (đạt mà chẳng có gì để đạt).

Phật chỉ có trong ... chúng sinh
Rời chúng sinh chẳng ... thấy hình Phật đâu
Phật tính sẵn có... khỏi cầu (1)
Từ Bi Hỷ Xả ... nhiệm mầu, linh thông.

Kiến tính thấu tỏ ... tính không
Trung đạo, bát nhã ... cùng đồng "chẳng hai" (2)
Chân lý siêu vượt ... đúng sai
Chân tâm cũng chẳng ... trong ngoài thân ta.

Chúng sinh sống cõi ... Ta bà,
Vẫn có ánh huệ trong nhà (3) ... tinh anh. 
Bồ đề tự tính ... tịnh thanh,
Diệu dụng tâm ấy ... chắc thành Phật ngay!

Melbourne tháng 10 năm 2016
Chánh Tín - Hà Vĩnh Tân
-
Chú thích:
(*) Mục đích cuối cùng của mỗi phật tử, trên con đường sống và tu học theo chính pháp, là giác ngộ chân lý, giải thoát đau khổ và "đạt Niết Bàn tuyệt đối" (đạt mà chẳng có gì để đạt).

Phật pháp vốn không đốn - tiệm, nhưng căn cơ của mỗi người có nông - sâu, trình độ nhận thức cũng có nhanh - chậm khác nhau. Giáo pháp mà đức Phật Thích Ca đã dạy truyền, lưu lại trong hàng ngàn quyển kinh kệ gồm nhiều pháp môn tu tập với các mức độ cao thấp khác nhau, chính là để tiếp dẫn phù hợp với mọi căn cơ và trình độ của tất cả chúng sinh vậy.

Nhiều bộ kinh lớn của đại thừa, đặc biệt là hệ Bát nhã, được coi là thuộc dòng tư tưởng Viên - Đốn giáo, trong đó có: Bát Nhã Tâm Kinh, kinh Lăng già, kinh Lăng nghiêm, kinh Kim Cương, kinh Duy Ma Cật...

Đức Lục Tổ Huệ Năng đời nhà Đường ở Trung Hoa là bậc Liễu Ngộ thâm sâu Phật pháp. Ngài để lại cho chúng ta những lời truyền giảng tuyệt diệu về pháp "Đốn giáo" qua "kinh Pháp Bảo Đàn". Bài kệ Bát nhã của Lục Tổ có đoạn:

"Thuyết thông và tâm thông
Như mặt trời trên không
Chỉ truyền pháp đốn giáo
Xuất thế phá tà tông.

Pháp vốn không đốn tiệm
Mê ngộ có chậm mau
Học pháp đốn giáo này
Người kém dễ hiểu đâu."

(1) "Phật tính vốn có ... khỏi cầu": Ngay lần đầu diện kiến với đức ngũ Tổ Hoàng Nhẫn, Huệ Năng lúc đó mới 23 tuổi, đã nói rất rõ ràng: "Con người tuy có Nam Bắc, "Phật tính" lại chẳng có Bắc Nam. Tuy thân mọi rợ này không giống với thân Hòa thượng, mà "Phật tính" trong chúng ta chẳng có gì là sai biệt?!".

(2) "Chẳng hai" là dịch nghĩa Việt từ "Bất nhị" âm Hán Việt.

(3) "Ánh huệ" hay "Đuốc huệ" là dịch nghĩa Việt từ "Bát nhã" âm Hán Việt. Bài kệ Bát Nhã của Lục Tổ có đoạn:

"Cách giảng tuy vạn lối
Quy lại một lý thôi
Trong nhà phiền não tối,
Ánh huệ vẫn thường soi."
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm