Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 14/02/2023, 08:49 AM

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Nhà lãnh đạo nên tỉnh thức – giàu lòng vị tha và lòng trắc ẩn

Khi được hỏi về chân dung của một nhà lãnh đạo thực sự, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng một nhà lãnh đạo thực thụ là người không chỉ coi trọng tiền bạc hay vật chất, họ cũng cần tỉnh thức, giàu lòng vị tha và đầy lòng trắc ẩn.

Các nhà lãnh đạo hay chủ doanh nghiệp, dù họ là ai, và hiện đang làm việc trong lĩnh vực nào, họ đều có những tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của mọi người và đến cách thế giới được phát triển.

Chúng ta nên nhớ rằng, chúng ta về cơ bản cũng chỉ là những “du khách” trên hành tinh này. Chúng ta ở đây cùng lắm là 90 hoặc 100 năm.

Đức Đạt Lai Lạt Ma

Đức Đạt Lai Lạt Ma

Trong khoảng thời gian đó, chúng ta nên nỗ lực để thế giới có thể trở thành một nơi tốt đẹp hơn và đáng sống hơn.

Một thế giới tốt đẹp hơn là thế giới như thế nào? Tôi tin rằng câu trả lời rất đơn giản: Một thế giới tốt đẹp hơn là một nơi mà mọi người cảm thấy hạnh phúc hơn.

Tuy nhiên, có một thực tế là, thế giới ngày nay dường như đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng cảm xúc trầm trọng. Tỷ lệ căng thẳng (Stress) ngày một tăng lên, mọi người lo lắng và trầm cảm nhiều hơn.

Khoảng cách giàu – nghèo và giữa CEO với nhân viên cũng đang ở mức cao trong lịch sử.

Thay đổi cuộc đời nếu ngẫm kỹ lời dạy thấu suốt của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Bên cạnh đó, sự tập trung quá mức vào việc tạo ra lợi nhuận thường sẽ gây hại cho con người, môi trường và xã hội.

Tôi cho rằng khuynh hướng nhìn nhận lẫn nhau của chúng ta về cụm từ “chúng ta” và “họ” là xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về sự phụ thuộc lẫn nhau của con người.

Đều là những người tham gia vào cùng một nền kinh tế toàn cầu, chúng ta vốn dĩ phụ thuộc vào nhau, trong khi những biến đổi của khí hậu và môi trường toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả chúng ta. Hơn thế nữa, là con người, chúng ta giống nhau về thể chất, tinh thần và cảm xúc.

Hãy nhìn những con Ong. Chúng không có hiến pháp, cảnh sát hay được đào tạo về đạo đức, nhưng chúng vẫn luôn làm việc cùng nhau để tồn tại. Mặc dù đôi khi chúng cũng có thể cãi vã, nhưng chúng vẫn sống trên cơ sở hợp tác.

Mặt khác, con người chúng ta có hiến pháp, có hệ thống pháp luật phức tạp và cả một lực lượng cảnh sát đông đúc; chúng ta có trí thông minh vượt trội, khả năng yêu thương và sự cảm mến tuyệt vời.

Mặc dù vậy, chúng ta dường như ít có khả năng hợp tác hơn.

Trong hầu hết các tổ chức, mọi người làm việc cùng nhau mỗi ngày. Nhưng dù là thế, nhiều người vẫn cảm thấy cô đơn và căng thẳng.

Mặc dù chúng ta là động vật xã hội, có tập tính xã hội (Social Animals) nhưng chúng ta lại thiếu trách nhiệm đối với nhau.

Tôi tin rằng sự tập trung mạnh mẽ của chúng ta vào việc phát triển vật chất và tích lũy của cải đã khiến chúng ta bỏ qua những nhu cầu cơ bản của con người về sự tử tế và chăm sóc.

Mỗi người trong chúng ta đều có trách nhiệm làm cho điều này xảy ra.

Với tư cách là những nhà lãnh đạo, dưới đây là những gì mà bạn nên làm.

Hãy tỉnh thức (Mindfulness)

Các nhà lãnh đạo cần không ngừng trau dồi sự an tâm trong tâm trí. Là con người, chúng ta có một trí thông minh vượt trội cho phép chúng ta phân tích và lập kế hoạch cho tương lai. Chúng ta có ngôn ngữ cho phép chúng ta truyền đạt những gì chúng ta đã hiểu cho người khác.

Vì những cảm xúc mang tính phá hoại như giận dữ hay cố chấp sẽ làm mờ đi khả năng sử dụng trí thông minh của chúng ta, chúng ta cần phải giải quyết chúng.

Sự sợ hãi và lo lắng sẽ dễ dàng nhường chỗ cho sự tức giận và bạo lực. Ngược lại với nỗi sợ hãi là sự tin tưởng, chúng liên quan đến lòng nhân ái, thứ sẽ giúp chúng ta tự tin hơn. Lòng trắc ẩn cũng sẽ làm giảm đi sự sợ hãi, chúng phản ánh sự quan tâm đến hạnh phúc của người khác.

Khi tức giận, chúng ta bị hạn chế khả năng nhìn nhận một cách đầy đủ và khách quan nhất về vấn đề. Khi tâm trí được bao quanh bởi sự bình an và tỉnh thức, chúng ta có thể sử dụng lý trí của mình một cách thực tế và đầy quyết tâm.

Giàu lòng vị tha

Con người chúng ta về bản chất là sẽ tự tìm cách để tư lợi cá nhân; nó là cần thiết để tồn tại. Nhưng chúng ta cần tìm kiếm lợi ích cho bản thân một cách rộng lượng và hợp tác, chúng ta cần tính đến lợi ích của người khác. Sự hợp tác đến từ tình bạn, tình bạn đến từ sự tin tưởng và sự tin tưởng đến từ sự tử tế.

Một khi bạn thực sự biết quan tâm đến người khác, gian lận sẽ không còn chỗ để tồn tại, tình trạng bắt nạt hay lạm dụng cũng vậy; thay vào đó, bạn có thể trung thực, chính trực và minh bạch trong hành vi của mình.

Đầy lòng trắc ẩn

Nguồn gốc cuối cùng của một cuộc sống hạnh phúc thực sự là lòng nhân hậu hay sự ấm áp.

Ngay cả những loài động vật bình thường cũng thể hiện lòng trắc ẩn.

Khi nói đến con người, lòng trắc ẩn có thể được kết hợp với trí thông minh. Thông qua việc áp dụng yếu tố lý trí, lòng trắc ẩn có thể được mở rộng cho tất cả hơn 7 tỷ con người trên toàn cầu.

Trong khi lòng trắc ẩn là một cảm xúc mang tính xây dựng liên quan đến trí thông minh, những cảm xúc mang tính phá hoại thường đến từ sự ngu dốt.

Nguồn gốc của một cuộc sống hạnh phúc nằm ở trong chúng ta. Những kẻ gây rối ở nhiều nơi trên thế giới thường là những người được giáo dục khá tốt, vì vậy, điều cốt lõi là chúng ta không chỉ cần được giáo dục. Chúng ta cần chú ý đến những giá trị bên trong.

Điểm khác biệt chính yếu giữa bạo lực và phi bạo lực ít nằm ở bản chất của một hành động cụ thể mà nằm nhiều hơn ở những động cơ đằng sau các hành động đó.

Những hành động được thúc đẩy bởi sự tức giận và tham lam thường có xu hướng bạo lực, trong khi những hành động được thúc đẩy bởi lòng trắc ẩn và quan tâm đến người khác lại hướng tới sự hoà bình.

Chúng ta sẽ không mang lại hòa bình trên thế giới chỉ bằng cách cầu nguyện; chúng ta phải thực hiện từng bước để giải quyết nạn bạo lực và tham lam hiện đang phá vỡ hòa bình. Chúng ta không thể mong đợi sự thay đổi nếu chúng ta không hành động.

Bình yên cũng có nghĩa là không bị quấy rầy, không bị nguy hiểm. Nó liên quan đến thái độ tinh thần của chúng ta và liệu chúng ta đang có một tâm trí bình an hay không.

Cuối cùng, sự bình an nằm trong chính mỗi chúng ta; nó đòi hỏi chúng ta phải xây dựng nên một trái tim biết sưởi ấm và sử dụng trí thông minh của mình.

Mọi người thường không nhận ra rằng chính lòng nhân ái, lòng trắc ẩn và tình yêu thương thực sự mới là những yếu tố giúp chúng ta tồn tại (một cách có ý nghĩa).

Một lần nữa, với tư cách là những nhà lãnh đạo, “chúng ta” là tất cả, và sự quan tâm đến người khác nên được đặt lên làm ưu tiên hàng đầu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm