Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 14/06/2017, 08:57 AM

Đức ĐL Lạt Ma: Văn hóa PG Tây Tạng góp phần xây dựng thế giới hòa bình

Ngày 08/06/2017, đức Đạt Lai Lạt Ma đã có buổi Pháp thoại chia sẻ với hơn 300 nhà quản lý và giáo viên Tây Tạng từ khắp Ấn Độ và Nepal: “Trong thời điểm nhân loại đang ở thời điểm quan trọng, các giáo viên, nhà cố vấn và các nhà quản lý giáo dục đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc lãnh đạo thế hệ mới hướng tới một thế giới đầy bi mẫn và hạnh phúc hơn.

 
Đối với đạo đức thế tục, nếu chúng ta không sử dụng đúng với giá trị của nó, nó sẽ không có hiệu quả nếu chúng ta chỉ cố gắng áp đặt các nguyên tắc luân lý từ bên ngoài, hoặc bằng hiệu lệnh. Do đó, tôi kêu gọi mỗi người hãy hiểu rõ tầm quan trọng của các giá trị bên trong và sau đó mới truyền tải về tầm quan trọng của nó đối với trẻ em”.

Về đạo đức thế tục, đức Đạt Lai Lạt Ma nói, chính những giá trị bên trong này là nguồn gốc của cả một thế giới hài hòa về mặt đạo đức và sự bình an của tâm hồn và hạnh phúc. Ngài lập luận rằng hiện thực của thế giới hôm nay là nền tảng đạo đức trong tôn giáo không còn đầy đủ: “Đó là lý do tại sao chúng ta cần đạo đức thế tục”.

Đứng trên nền văn hóa Phật giáo và các giá trị của Tây Tạng trong phiên họp kéo dài một giờ, đức Đạt Lai Lạt Ma nói: "Người Tây Tạng là những người thực sự can đảm và mạnh mẽ với di sản tinh thần và thời gian. Sức mạnh, ý chí và lòng dũng cảm của nhân dân chúng ta xuất phát từ nền văn hóa của chúng ta vốn được gắn chặt vào các lời dạy của đức Phật và triết lý Phật giáo".
 
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi tất cả các giáo viên tham dự: “Nghiên cứu logic và hệ thống tranh luận phát triển mạnh ở Tây Tạng, đã có ảnh hưởng to lớn trong việc định hình khoa học về Phật giáo Tây Tạng. Hệ thống này chỉ giữ trong truyền thống Tây Tạng. Do đó, cho dù người ta có chọn theo tín ngưỡng Phật giáo hay không là một vấn đề khác. Nhưng người Tây Tạng chúng ta phải nghiên cứu triết học Phật giáo và giữ gìn văn hóa tình yêu Tây Tạng và từ bi bất bạo động”.

Những người tham dự hội thảo về đạo đức thế tục do Sở Giáo dục – Cố vấn cao cấp tổ chức đã được đặc biệt đối thoại với đức Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 08/06/2017.

Vân Tuyền (Nguồn: Tibet Bureau)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda

Quốc tế 10:00 03/11/2024

Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Quốc tế 10:54 19/10/2024

Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.

Xem thêm