Dục mang lại hạnh phúc hay khổ đau cho con người?
Tham dục và ái dục là một năng lực tinh thần hết sức hùng mạnh, luôn luôn ngủ ngầm bên trong tất cả mọi người, mọi chúng sanh và là cội nguồn của bao nhiêu điều bất hạnh trong đời.
“Lửa nào bằng tham dục,
Ngục nào bằng tâm sân,
Lưới nào hơn mê đắm,
Sông ái dục nhận chìm”. [1, tr.19]
Thật vậy, trong cái vui của dục, vị ngọt rất ít mà chất cay đắng rất nhiều, cái hưởng thụ rất bé mà cái tai họa rất lớn. Đeo đuổi theo những đối tượng của dục, người ta đã không tạo dựng được hạnh phúc chân thật mà còn tạo nhiều khổ đau cho bản thân và tha nhân. Như vậy, dục chính là nguồn gốc của khổ đau. Do đó, con người muốn được an vui, hạnh phúc cần phải ly dục.
Nhưng ly dục bằng cách nào? Đức Phật dạy, ít ham muốn, bằng lòng với một nếp sống giản dị và lành mạnh để có thì giờ sống sâu sắc từng phút giây của sự sống hàng ngày, có khả năng hiểu biết, thương yêu, chăm sóc và làm hạnh phúc cho những người chung quanh, đó là bí quyết của hạnh phúc chân thật.

Dục là nguyên nhân của khổ đau, nguồn gốc của dục có từ vô thỉ, sự trói buộc của nó đối với chúng sanh trong luân hồi là vô lượng kiếp.
Quán thân bất tịnh để trừ tâm ái dục
Dục là gì?
Theo Việt Nam tự điển: “Dục là muốn, lòng tham muốn riêng của mình”. Theo Từ điển Phật học Huệ Quang [2, tr.1125]: Dục có ba tính: thiện, ác và vô ký (không thiện không ác). Dục tính thiện là nguồn gốc phát khởi tâm tinh tiến cần mãn; dục mang tính ác thì thèm muốn tài vật của người khác, gọi là tham, là một trong những phiền não căn bản. Dục có nhiều loại: năm dục, sáu dục, ba dục... Năm dục: say đắm năm cảnh: sắc, thanh, hương, vị, xúc. Sáu dục: say mê sắc đẹp, dung mạo, uy nghi tư thái, giọng nói quyến rũ, làn da mịn màng, tướng người xinh đẹp. Ba dục: ham đắm dung mạo, tư thái, làn da mịn màng.
Theo quan điểm Phật giáo: “Đi đôi với thỏa mãn và tham dục, cái tâm tìm cầu theo chỗ đòi hỏi được thỏa mãn làm nhân cho sự tái sinh”. [3, tr.132]. Nghĩa là, vì phát tâm mong cầu mà tìm kiếm sự thỏa mãn và vì không được thỏa mãn nên cứ gắng sức tìm cầu mãi cho đến vô cùng, đó là cái nhân dẫn đến luân hồi sanh tử. Tất cả những định nghĩa trên đều nói đến dục vọng làm con người khổ đau.

Tham dục và ái dục là một năng lực tinh thần hết sức hùng mạnh, luôn luôn ngủ ngầm bên trong tất cả mọi người, mọi chúng sanh và là cội nguồn của bao nhiêu điều bất hạnh trong đời.
Đức Phật dạy về cách xa lìa ái dục, xử lý năng lượng tình dục
Nguồn gốc của dục
Dục là nguyên nhân của khổ đau, nguồn gốc của dục có từ vô thỉ, sự trói buộc của nó đối với chúng sanh trong luân hồi là vô lượng kiếp. Trong kinh Đại khổ uẩn, Đức Phật đã chỉ rõ chiến tranh xung đột của con người xảy ra là do lòng tham dục: “Lại nữa này các Tỳ-kheo, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân vua tranh đoạt với vua, Sát-đế-lợi tranh đoạt với Sát-đế-lợi, Bà-la-môn tranh đoạt với Bà-la-môn, gia chủ tranh đoạt với gia chủ, mẹ tranh đoạt với con, cha tranh đoạt với con, con tranh đoạt với cha, anh em tranh đoạt với nhau… Họ bắn nhau bằng tên, đâm nhau bằng dao, họ chặt đầu nhau bằng kiếm, họ đi đến tử vong, đi đến đau khổ gần như tử vong”. [4, tr.41].
Tham dục không chỉ giới hạn vào tiền bạc, vật chất danh vọng mà nó bao gồm cả lòng tham muốn có được tình cảm của người khác đó còn gọi là tham ái. Ái là một năng lực tinh thần hết sức mạnh mẽ, luôn tiềm ẩn trong tất cả mọi người, mọi chúng sanh. Nó chính là nguồn gốc của mọi khổ đau. Con người thường thích chạy theo tiếng gọi của ham muốn như sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon ngọt, xúc chạm êm ái…

Đức Phật đã chỉ rõ chiến tranh xung đột của con người xảy ra là do lòng tham dục.
Đoạn trừ tâm ái dục – duy trì phạm hạnh
Lòng ham muốn càng mạnh thì chấp ngã, chấp thủ càng mạnh. Đây chính là động cơ, là nghiệp lực dẫn đến tái sinh từ đời này sang đời khác. Như vậy, cội rễ của mọi tệ nạn xã hội như bạo hành, ma túy, xung đột, trộm cướp, chiến tranh… đều xuất phát từ lòng tham lam hay ái dục. Ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi sinh, ô nhiễm xã hội bắt nguồn từ nội tâm con người bị ô nhiễm. Và đó chính là nguồn gốc gây ra mọi phiền não khổ đau cho con người trong cuộc sống.
Tóm lại, tham dục và ái dục là một năng lực tinh thần hết sức hùng mạnh, luôn luôn ngủ ngầm bên trong tất cả mọi người, mọi chúng sanh và là cội nguồn của bao nhiêu điều bất hạnh trong đời.
Chú thích:
1. Tâm Tuệ Hỷ, 2005, Danh từ Phật học, Hà Nội: NXB.Tôn Giáo.
2. Thích Minh Cảnh, 2007, Từ Điển Phật học Huệ Quang, NXB.Tổng hợp TP.HCM.
3. Thích Quảng Độ dịch, 2007, Nguyên thủy P hật giáo tư tưởng luận, Hà Nội: NXB.Tôn Giáo.
4. Thích Minh Châu, 2006, Tâm từ mở ra khổ đau khép lại, Hà Nội: NXB.Tôn Giáo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Nghi thức tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện tại nhà đầy đủ nhất
Kiến thức
Kinh Địa Tạng là bản kinh rất phổ biến của Phật giáo được truyền tụng hàng ngày. Dưới đây là cách, nghi thức tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện các Phật tử có thể tham khảo.

Công đức cúng dường thức ăn lớn như thế nào
Kiến thức
Công đức cúng dường thức ăn, dù bạn gieo nơi phước điền Tam Bảo, hay bố thí cho người, cũng đều được vô lượng vô biên phước báo.

Hạng người nào có đầy đủ phước báu nhất để niệm Phật?
Kiến thức
Quý vị đây không đủ phước báu suốt ngày vọng tưởng, suy nghĩ lung tung. Vậy thì ai là người có đủ phước báu? Là những người thật thà, chất phác, suốt ngày chỉ ôm giữ một câu A Di Đà Phật, việc gì cũng không nghĩ tưởng.

Nghiệp sát nặng dẫn đến nhiều bệnh tật
Kiến thức
Người trên thế gian có rất nhiều bệnh tật, từ đâu mà đến? Nghiệp sát quá nặng. Lúc trước, khi tôi đọc quyển “Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh”, sợ đến nỗi dựng cả tóc gáy.
Xem thêm