Thứ tư, 07/12/2022, 16:21 PM

Đức Pháp chủ Thích Trí Quảng: “Không có nhân tài, Phật giáo sẽ suy”

Trong đạo từ ngay sau nghi lễ suy tôn, Đức Pháp chủ Thích Trí Quảng hồi tưởng năm 1981 – thời điểm chín hệ phái Phật giáo hai miền đã thống nhất thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đại hội lần thứ nhất GHPGVN chỉ có 100 đại biểu và “các vị là những viên ngọc quý”.

Đức Pháp chủ Thích Trí Quảng nhắc lại, Đệ nhất Pháp chủ – Đại lão hòa thượng Thích Đức Nhuận – đề ra và tha thiết vấn đề đào tạo tăng tài. Ngài từng nói chùa mà không có tăng coi như không có. Có tăng mà tăng thất học thì càng nguy hiểm hơn. Vì vậy, ngài coi trọng giáo dục Phật giáo để mở mang trí tuệ. Từ đó đến nay đã có nhiều lớp tăng sĩ có học vị từ cử nhân đến tiến sĩ.

Đệ tam Đức Pháp – Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ – đã nhìn thấy tăng ni có sở học nhưng đạo hạnh có phần khiếm khuyết, nặng lý luận, tranh chấp hơn thua nên rất lo. Vì vậy, ngài đã gọi Hòa thượng Thích Trí Quảng đến, nói rằng bản thân tuổi đã cao, muốn làm nhiều việc nhưng không được. Vì vậy, Đức đệ tam Pháp chủ đề nghị xây dựng Hội đồng Giám luật để chấn chỉnh đạo phong tăng ni.

“Đạo phong khiếm khuyết sẽ làm tổn thương giáo hội không ít”, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng nói. Hội đồng Giám luật GHPGVN được thành lập, do Hòa thượng Thích Trí Quảng làm Chủ tịch.

Đức Pháp chủ Thích Trí Quảng ban đạo từ sau lễ suy tôn

Đức Pháp chủ Thích Trí Quảng ban đạo từ sau lễ suy tôn

Đó là hai vấn đề quan trọng nhất của giáo hội mà hai vị Pháp chủ để lại. Đức Pháp chủ Thích Trí Quảng nhấn mạnh, giáo hội nêu cao trí tuệ và kỷ cương bởi: “Có trí tuệ mới có kỷ cương. Trí tuệ giúp ta thấy những gì đáng làm, đáng nói, đoàn kết. Trí tuệ và kỷ cương giúp chúng ta phát triển bền vững”. Đức Pháp chủ đề nghị tăng ni, Phật tử phát huy các nhân tố tốt, khắc phục những điều chưa tốt để xã hội tốt đẹp hơn.

Đức Pháp chủ Thích Trí Quảng lưu ý giáo hội cần phát hiện, bồi dưỡng nhân tài để đề bạt vào tất cả chức danh trong giáo hội. “Nếu không có nhân tài, không có những người tiêu biểu thì Phật giáo sẽ suy”, ông nói.

Đức Pháp chủ lấy ví dụ Phật Hoàng Trần Nhân Tông cố gắng thống nhất Phật giáo, đi khắp nơi để tìm nhân tố tích cực. Ngài may mắn gặp được, tin tưởng và truyền ngôi cho Tôn giả Pháp Loa – khi ấy mới ngoài 20 tuổi.

“Cho nên, bây giờ chúng ta phải tìm những nhân tố tích cực đó. Họ đang ẩn cư, đang tu học ở các tu viện, trường đại học, phát triển và mời họ về cùng chung sức xây dựng giáo hội tốt đẹp hơn”, Đức Pháp chủ nhấn mạnh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm