Đức Phật - Ngài tinh thông bổn hạnh tri thức và trung thành với chân lý
Theo kinh Phật ghi rằng, Ðức Phật không những tinh thông giáo tài, khai khẩu thành chương, mà còn hiểu rõ tất cả sự vật và chân lý trong vũ trụ. Ngài giải quyết tất cả những nghi hoặc trong lòng những học trò, đồng thời gợi mở một cách thích hợp cho học trò để chúng tiến bộ.
Đức Phật là bậc tinh thông ngôn ngữ và biện tài vô ngại
Làm một vị Thầy tốt, một vị Thầy giỏi không những phải tinh thông những khoa mục mà mình dạy, mà còn phải hiểu biết tất cả tri thức nào có liên quan với những khoa mục mà mình dạy. Chỉ cần học sinh hỏi đến vấn đề có liên quan, Thầy giáo liền đưa ra một đáp án vừa ý học trò, cổ vũ học sinh học tiến bộ hơn nữa. Nếu không thì, Thầy giáo không cách nào làm thỏa mãn lòng ham muốn học hỏi hiểu biết của học trò, thậm chí không được niềm tin của học trò.
Chúng ta nên biết: Khi học trò có vấn đề đi thỉnh giáo Thầy, giả sử giáo sư không quen thuộc đối với môn học đó và không có cách nào giải đáp hoặc khi giải đáp thì không có đầu đuôi, thì lòng tôn kính của học trò đối với Thầy và niềm hứng thú đối với môn học đó có thể sẽ giảm xuống. Vì học sinh hỏi vấn đề là biểu hiện trong lòng của chúng có những nghi hoặc, có những suy nghĩ, có mâu thuẫn hoặc có tâm hiếu kỳ. Nếu nhiều lần Thầy giáo không cách nào khai thông lòng hiếu kỳ của học trò, hoặc không cách nào giải quyết những tâm lý nghi hoặc bất an của chúng, thì nhiệt tâm học hỏi tìm tòi hiểu biết của chúng sẽ không còn nữa.
Theo kinh Phật ghi rằng, Ðức Phật không những tinh thông giáo tài, khai khẩu thành chương, mà còn hiểu rõ tất cả sự vật và chân lý trong vũ trụ. Ngài giải quyết tất cả những nghi hoặc trong lòng những học trò, đồng thời gợi mở một cách thích hợp cho học trò để chúng tiến bộ. Phần lớn trong kinh Phật đều là những tài liệu ghi chép những giải đáp của Ngài cho học trò, trong mấy nghìn bộ kinh hay này, chúng ta thực sự khó tưởng tượng được học vấn của Phật sao mà uyên thâm đến như vậy!
Vì Ðức Phật quả thật hiểu rõ tất cả chân lý, cho nên đệ tử của Ngài tôn xưng Ngài là bậc “Chánh Biến Tri”. Vì Ðức Phật hiểu biết một cách triệt để tất cả sự việc của tất cả động vật và phi động vật, cho nên học trò của Phật tôn xưng Ngài là bậc “Thế Gian Giải”, “Vô Thượng Sĩ”. Vì Ðức Phật có thể giải quyết tất cả những khó khăn trắc trở phiền não khổ đau của cõi người và cõi trời nên Ngài được tôn xưng là “Thiên Nhân Sư”. (xem Ðại trí độ luận và Du kỳ kinh sớ).
Bài kệ xưng tán Phật trong kinh Hoa Nghiêm ghi rằng:
Thiên thượng thiên hạ vô như Phật
Thập phương thế giới diệc vô tỷ
Thế gian sở hữu ngã tận kiến
Nhất thiết vô hữu như Phật giả
Tạm dịch:
Trên đời không ai bằng với Phật
Mười phương thế giới cũng chẳng sánh
Những gì con thấy trên đời này
Tất cả không ai bằng Phật vậy!
Trong phẩm Dược vương kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói: “Ðức Phật đã thấu triệt tất cả chân lý. Ðức Phật hiểu biết rõ tất cả sự vật hiện tượng một cách tự nhiên, tự do tự tại”.
Vì sao Ðức Phật hiểu biết rõ tất cả chân lý như lòng bàn tay? Vì Ðức Phật đã thấy rằng tánh linh (Phật tánh) của mỗi người có khắp mọi nơi, biến khắp mọi nơi trong vũ trụ. Nói cách khác, tất cả sự vật trong vũ trụ đều là sự hiển hiện tánh linh của mỗi người. Tánh linh của mỗi người đều là vô cùng, vô hạn, đều là nhất thể, chúng đan xen với nhau, nhưng lại không gây trở ngại nhau, giống như chúng ta treo rất nhiều đèn điện trong một căn phòng, ánh sáng của tất cả ngọn đèn đó không có cản trở, không có trở ngại cho nhau. Chỉ vì chúng ta chấp trước vô minh và tự tư, ích kỷ cho nên tri giác giới hạn ở trong một phần nhỏ, mà không cách nào đạt đến vũ trụ bao la rộng lớn. Do Ðức Phật đã đoạn trừ tất cả vô minh và chấp trước, đã đoạn trừ tự tư và chứng đắc đại ngã vạn vật đồng nhất thể, do đó linh tri của Phật không bị giới hạn mà đã biến khắp không gian vô cùng.
Vì Ðức Phật đã gạt bỏ tất cả những chướng ngại của tâm trí, cho nên Ðức Phật nói: “Những gì Ta tư duy là chân lý, những gì Ta thực hiện là chân lý, chính lời nói của Ta cũng là chân lý. Tư tưởng và ngôn hạnh của Ta thường ở trong chân lý từ bi với tất cả chúng sanh. Hãy nhìn đây! Chính bản thân Ta cũng là chân lý. Ngộ chứng chân lý chẳng phải là đã thấy Như Lai rồi đó sao?” (He who has insight into the Dhamma sees the Buddha.)
Muốn làm một vị Giáo sư giỏi, một vị Thầy tốt, ngoài việc tinh thông tri thức bổn hạnh ra, cũng nên hạ thủ công phu tu học chân lý từ bi với tất cả chúng sanh và giải thoát sanh, lão, bệnh, tử. Vì giải thoát phiền não và quan tâm đến người khác là vấn đề của tự thân mỗi người.
Theo Nhân Cách Và Sự Giáo Dục của Đức Phật.
Thích Hải Tín chuyển ngữ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại
Đức Phật 12:00 20/11/2024Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.
Đức Phật lịch sử
Đức Phật 08:45 20/11/2024Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.
Đức Phật đến với chúng ta
Đức Phật 09:12 05/11/2024Chúng sinh hay hữu tình là những loài bị trói, không phải bởi một giây phiền não, mà cả trăm giây phiền não, cả ngàn giây phiền não, cả vô số vô biên giây phiền não.
Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại
Đức Phật 11:05 28/10/2024Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.
Xem thêm