Thứ tư, 26/05/2021, 10:30 AM

Đức Phật hiện diện giữa cuộc đời

Là những người bình thường, kinh nghiệm tâm linh thì ít ỏi và nhỏ bé, nhưng chúng ta có thể nhờ kinh luận mà cố gắng hình dung ở nơi các vị thánh, dù tầng thánh thấp nhất, Đức Phật hiện diện nơi các vị đó như thế nào.

Các vị thấy rõ con đường Phật đạo, con đường Đức Phật đã từng khéo đi (Thiện Thệ), đã chỉ bày, và các vị thường xuyên bước trên đó; con đường đúng tốt đẹp ở chặng đầu, chặng giữa, và chặng cuối cùng. Các vị thường tụng đọc kinh, tâm các vị tương ưng được với từng câu kinh. Các vị thật sự biết cái gọi là tự do giải thoát và an lạc là thế nào, nên thân khẩu ý của các vị thường tương ưng với tự do giải thoát và an lạc. Các vị thấy rõ sự Khai Thị Ngộ Nhập của Đức Phật, thấu hiểu Đại Sự Nhân Duyên mà vì đó Đức Phật ra đời và giảng nói. Khi trực tiếp ngộ nhập cái đại sự nhân duyên ấy, làm sao các vị không tin Phật Pháp Tăng thường trụ? Chắc chắn là không thể hình dung và diễn tả nỗi con đường của các vị, con đường phong phú, bao la và sâu thẳm của Phật tánh Thường Lạc Ngã Tịnh.

Chúng ta luôn luôn thấy sự hiện diện của Đức Phật, những công trình, những sự vật do sự giác ngộ và công hạnh của Đức Phật ở quanh ta.

Chúng ta luôn luôn thấy sự hiện diện của Đức Phật, những công trình, những sự vật do sự giác ngộ và công hạnh của Đức Phật ở quanh ta.

32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của Đức Phật là gì?

Chúng ta chỉ nói sơ lược như thế, vì chúng ta không biết đời sống của các vị. Chúng ta chỉ hình dung, để bắt chước, để phấn đấu nỗ lực. Ở đây, chúng ta chủ yếu nói về những người bình thường chúng ta, Đức Phật hiện diện giữa cuộc đời của chúng ta.

Chúng ta luôn luôn thấy sự hiện diện của Đức Phật, những công trình, những sự vật do sự giác ngộ và công hạnh của Đức Phật ở quanh ta. Thỉnh thoảng hay thường xuyên chúng ta đi chùa. Nếu Đức Phật không ra đời, liệu chúng ta có chùa để đến, có tượng Phật để lạy, có hương để cắm hay không. Thỉnh thoảng chúng ta mua một cuốn sách Phật giáo để đọc, nếu không có Đức Phật liệu chúng ta có biết gì về trí huệ và từ bi của chính chúng ta hay không. Có lẽ ngày nay nhiều người đeo trên thân một xâu chuỗi, một tượng Phật, một biểu tượng Phật giáo nào đó để được an tâm, được bảo vệ, được ban phước. Nếu không có Đức Phật ra đời, chúng ta có những đồ vật thiêng liêng ấy để đeo hay không. Khi chắp tay chào nhau bằng Mô Phật, có phải chúng ta đang thừa hưởng công đức và trí huệ của Đức Phật đã tích tập từ nhiều kiếp hay không. Trước một hành động, chúng ta biết xem xét đúng sai, tốt xấu theo luật nhân quả, có phải chúng ta đang làm theo lời dạy của Ngài hay không.

Nhìn vào các chùa chúng ta càng thấy rõ hơn nữa. Nếu không có Đức Phật và các đệ tử trực tiếp của Ngài, và từ đó những dòng truyền thừa phát xuất từ Ngài, thì các vị Tăng đã không có y để mặc, không có chùa để ở, không có những phương pháp để thực hành, thậm chí không có một cái tên, một pháp danh.

Tất cả những gì đúng, tốt, đẹp chúng ta đang nói đây là do sự tích tập công đức và trí huệ của Đức Phật trong rất nhiều kiếp và công sức thực hành và hoằng hóa của các đệ tử về sau của Ngài. Không có Ngài và các đệ tử, chúng ta vẫn sống, nhưng chúng ta không thể tự nâng mình lên khỏi sự sống bản năng và vô minh của một loài sinh vật bình thường. Chúng ta, và có lẽ cả loài người, cần phải biết ơn, khi đã có được trong từ vựng của mình những chữ như giác ngộ, giải thoát, vô minh, con đường đạo….

Ngày nay đi đâu trên thế giới chúng ta cũng gặp những hình ảnh của Đức Phật, những tu viện duy trì cách thức sống Giới Định Huệ an lạc của Đức Phật, những đồ vật nhỏ nhất có được từ cảm hứng đối với Đức Phật. Đạo Phật là tôn giáo xưa nhất, thọ mạng lâu dài nhất còn tồn tại với loài người. Đó là do sự tích tập công đức và trí huệ của Đức Phật trải qua ba vô số kiếp. So sánh đại thể với tôn giáo khác, không có tôn giáo nào gồm đủ ba cái, niềm tin, trí huệ, và từ bi. Bởi thế đạo Phật đáp ứng toàn diện cho mọi nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người.

Chúng ta thử nhìn xem tuổi thọ của hai triều đại Lý Trần rực rỡ nhất, chính nghĩa nhất, mỗi triều đại cũng chỉ được trên dưới 200 năm. Chúng ta thử nhìn xem những học thuyết triết học sống được bao nhiêu thập kỷ? Một hệ hình (paradigm) khoa học kéo dài được bao lâu thì bắt đầu thay đổi?

Đức Phật đã cứu sống tôi

Đạo Phật tồn tại và phát triển đến ngày nay là do sự thực hành công đức và trí huệ của Đức Phật trải qua vô số kiếp. Đức Phật là một dòng sông đã bứt phá qua sa mạc của thân phận nhân loại để chảy hòa vào đại dương công đức, trí huê và từ bi của các Bậc Chiến Thắng. Đã thế, dòng sông mênh mông và bất tận đó luôn luôn có sự nhập dòng của các nhánh nhỏ khác chảy vào: những bậc thánh của đạo Phật qua mọi thời đại. Đó là một dòng sông chảy mãi với số phận của tất cả chúng sanh.

Ngoài ra, dòng sông ấy còn được biết bao rãnh nước, biết bao giọt nước của người bình thường như chúng ta đổ vào, thấm vào suốt hơn 2.500 năm nay. Ai bảo một buổi thiền định, một thời tụng kinh, một câu niệm Phật… không phải là một giọt nước thấm vào dòng sông bất tận mà chúng ta gọi là Phật giáo?

Đạo Phật có mặt trên đời và phát triển như thế bởi vì mỗi người chúng ta đều có được một hình ảnh giác ngộ của một con người đã giác ngộ.

Hơn nữa, mỗi một người chúng ta đều có một con người giác ngộ ở trong lòng, một Phật tánh ở nơi đáy của thân tâm: “Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành”. Phật tánh ấy là nhu cầu tối hậu của chúng ta, nghĩa là đạo Phật, con đường đi đến, phương pháp triển khai Phật tánh ấy, là nhu cầu tối hậu của chúng ta.

Hạnh phúc thay cho chúng ta khi mình thấy luôn luôn sống trong ơn nghĩa của Đức Phật.

Hạnh phúc thay cho chúng ta khi mình thấy luôn luôn sống trong ơn nghĩa của Đức Phật.

Đức Phật là ai?

Cho nên bất cứ khi nào chúng ta làm một điều tốt, lúc đó chúng ta đang ở trên con đường đạo Phật. Bất cứ khi nào chúng ta tìm kiếm hiểu biết, dù hiểu biết trong bất cứ lãnh vực nào, lúc đó chúng ta đang tiếp cận với ánh sáng trí huệ của đạo Phật. Bất cứ lúc nào chúng ta phát khởi được tình thương vô ngã, lúc đó chúng ta đang ở trong đại dương từ bi của chư Phật, đang chia sẻ một tâm từ bi của chư Phật, dù đó chỉ là sự chia sẻ của một giọt nước biển. Bất cứ khi nào chúng ta sống vì lợi lạc của người khác, lúc ấy chúng ta đang sống trong biển đại nguyện của chư Phật.

Hạnh phúc thay cho chúng ta khi thấy mình luôn luôn sống trong đạo Phật. Hạnh phúc thay cho chúng ta khi mình thấy luôn luôn sống trong ơn nghĩa của Đức Phật.

Sống như vậy, rồi có một ngày nào chúng ta sẽ cảm nhận thực sự ơn nghĩa ấy như ngài A-nan và thốt lên lời thệ nguyện như ngài đã làm. Lời thệ nguyện của ngài A-nan chúng ta vẫn tụng đọc mỗi sáng. Ở đây chỉ trích ra đoạn đầu tiên. Đó là lời thệ nguyện kim cương, lời thệ nguyện hạnh phúc của người con Phật:

Diệu trạm tổng trì Bất Động Tôn

Thủ Lăng Nghiêm Vương đời ít có

Tiêu điên đảo tưởng trong ức kiếp

Chẳng trải tăng kỳ được Pháp thân.

Nay nguyện đắc quả thành Bảo Vương

Về độ như thế hằng sa chúng

Đem thân tâm phụng sự nhiều cõi

Thế mới gọi là báo Phật ân.

Cúi xin Thế Tôn chứng minh cho

Đời ác năm trượt thề vào trước

Như một chúng sanh chưa thành Phật

Rốt chẳng nơi kia nhận Niết-bàn….

Nguyễn Thế Đăng

(Văn hóa Phật giáo số 152)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Năm công việc hàng ngày của Đức Phật

Đức Phật 09:47 08/12/2024

Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn kiên trì thực hiện năm công việc quan trọng mỗi ngày. Những công việc này thể hiện sự tận tâm, trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của Ngài đối với chúng sinh, nhằm hóa độ và hướng dẫn mọi người trên con đường giác ngộ.

Đức Phật chỉ ra con đường dẫn đến hòa bình thế giới

Đức Phật 10:20 02/12/2024

Hạnh phúc đâu cần tìm kiếm đâu xa, ngay khi bản thân chúng ta có thể tự tạo ra nó. Lời dạy này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vun đắp sự bình yên nội tâm như một nền tảng để kiến tạo một thế giới hài hòa hơn.

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật 12:00 20/11/2024

Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.

Đức Phật lịch sử

Đức Phật 08:45 20/11/2024

Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.

Xem thêm