Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 12/04/2021, 15:06 PM

Về bài pháp đầu tiên của Đức Phật

Khi hiểu được rằng mọi việc diễn ra đều có nguyên nhân và kết quả, khi tin vào luật nhân quả và bắt đầu áp dụng luật nhân quả vào cuộc sống hàng ngày thì bạn trở thành Phật tử nhập môn.

Qua bốn sự thật cao quý của Đức Phật học được nghệ thuật buông xả

Đức Phật chuyển pháp luân tại Lộc Uyển

Đức Phật chuyển pháp luân tại Lộc Uyển

Khổ đế

Đức Phật đã thuyết bài pháp đầu tiên về Tứ Diệu Đế. Ngài dạy rằng đó là chân lý về sự Khổ. Ngài dạy trong luân hồi có ba loại khổ. Khổ do đau khổ, ví dụ như bị đọa vào địa ngục. Ví như theo quy luật vô thường thì con người chúng ta rồi ai cũng sẽ phải chết, thêm vào đó chúng ta còn phải chịu nhiều bất hạnh, hết đau khổ này tới đau khổ khác. Loại thứ hai là hoại khổ, tức là Khổ do những gì chúng ta ưa thích, muốn nắm giữ đang dần hoại diệt: chẳng hạn như giàu trở nên nghèo, trẻ phải già đi, điều đang thích bây giờ sắp sửa mất đi… Còn loại khổ thứ ba là hành khổ, loại khổ này vi tế tới nỗi con người chúng ta chẳng thể nào cảm nhận hay ý thức được. Nỗi khổ đó chính là sự thay đổi của chúng ta trong mỗi sát na. Thực tế, mỗi sát-na trôi qua chúng ta đang lại già đi, sự thay đổi đang diễn ra trong mỗi sát-na, vi tế tới nỗi chúng ta không hề nhận ra. Nhưng đó là một nỗi khổ bởi mỗi sát-na trôi qua, bạn lại tiến gần hơn tới trạng thái gọi là tuổi già hay cái chết. Tương tự như vậy, tất cả vạn vật dù là cây cối, nhà cửa, quốc gia, bất kỳ thứ gì đều đang chuyển hoá như vậy trong mỗi giây phút hay còn gọi là sát na vô thường. Tôi nghĩ thông thường chúng ta không nhận ra nỗi khổ đó bởi chúng ta chỉ có thể thấy những thứ thô lậu, trong khi có những thứ như biến chuyển này lại vô cùng vi tế.

Tập đế

Đức Phật đã dạy, nhìn chung thế gian có ba loại khổ, và những khổ đau đó là Quả, còn Nhân là năm xúc tình tiêu cực, những nghiệp bất thiện trong quá khứ gây ra khổ đau hiện tại. Hoặc bạn có thể nói những hành động thân khẩu ý, ngũ uẩn của một người trong nhiều kiếp trước chính là Nhân của khổ đau hiện tại. Rồi Đức Phật dạy rằng sự an bình và hạnh phúc tuyệt đối, vĩnh cửu chính là sự giác ngộ. Ngài dạy rằng Nhân của giác ngộ chính là con đường thực hành Phật Pháp, hay Bát chính đạo… Nói cách khác, Pháp chính là nhân đưa tới giác ngộ.

Bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật là pháp Tứ đế.

Bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật là pháp Tứ đế.

Tứ Diệu đế là gì

Diệt đế

Nói chung, khi bạn hiểu rõ Luật Nhân Quả rằng bất kỳ việc gì xảy ra trong cuộc đời này đều có những nguyên nhân và kết quả đằng sau đó, có thể đó là nhân của những kiếp trước hay kiếp này. Bất kỳ việc gì ta làm, mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về kết quả từ những hành động của chính chúng ta. Vì thế, bạn hiểu ra và cố gắng làm nhiều thiện nghiệp, có những suy nghĩ tích cực, cố gắng dừng sát sinh, dừng hẳn hay hạn chế phần nào những nghiệp bất thiện, cố gắng thực hành thiện hạnh và tích lũy công đức. 

Đạo đế

Từ những thiện nghiệp như vậy, xuất phát từ sự hiểu biết luật nhân quả áp dụng trong cuộc sống hàng ngày, lâu dần bạn sẽ hiểu sâu sắc hơn và nhờ đó, bạn trở thành Phật tử sơ cơ. Phật tử sơ cơ là người có quan kiến thanh tịnh, có nhận thức đúng đắn về Luật Nhân Quả. Nhờ vậy mà người đó luôn có trách nhiệm với những hành động của mình. Họ biết rằng những hành động đó đều gây ra nghiệp quả trong kiếp này và kiếp sau, do đó họ hết sức cẩn trọng với từng hành động thân, khẩu, ý của mình. Khi hiểu được như vậy thì bạn trở thành Phật tử nhập môn.

Trích “Tam thừa Phật giáo và Truyền thừa tinh tuý” 

Ngài Gyalwa Dokhampa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Cả đêm, rừng Sālā không ngủ

Đức Phật 13:25 22/03/2024

Thế là đến chiều tối, đức Phật và chúng tỳ-khưu mới tới được nơi dự định. Trăng vừa lên, sương mù bàng bạc, không gian như trải một màn lụa mỏng. Đất trời thanh sạch như không nhiễm một chút bụi trần, có lẽ là do có sự hiện thân của một nhân cách siêu việt chăng?

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Đức Phật 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm