Thứ ba, 25/04/2023, 17:00 PM

Đức Phật Thích Ca đã tu như thế nào để trở thành một vị Phật?

Để thấy được sự vĩ đại của Đức Phật lớn lao đến nhường nào, chúng ta không chỉ tìm hiểu trong lịch sử cuộc đời Đức Phật cách đây 2500 năm ở Ấn Độ. Mà chúng ta cần phải tìm hiểu về quá trình tu Bồ Tát Đạo hết sức lâu xa và bi tráng của các tiền thân Đức Phật.

Thời Đức Phật còn tại thế, Tôn giả A-nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế Tôn, Ngài sinh trong vương cung, xuất gia tìm đạo, sáu năm khổ hạnh. Sau đó ngồi dưới gốc cây Bồ-đề mà được giác ngộ. Như vậy quả vị Phật, có phải dễ được thành tựu hay không?

Đức Phật dùng một ví dụ để dạy Tôn giả A-nan:

"Ngày xưa có vị trưởng giả rất giàu có, các thứ châu báu đều đủ cả, chỉ thiếu hạt ngọc bội trân châu. Cho là chưa đủ, ông liền dẫn người vào biển tìm châu báu. Trải qua biết bao nhiêu điều nguy hiểm, trở ngại mới đến chỗ có ngọc châu, phải chích lấy máu trong thân đựng trong túi, đặt dưới đáy biển. Con sò có ngọc nghe mùi máu đến ăn mới bắt được nó, tách vỏ sỏ để lấy ngọc. Chọn lựa trong suốt ba năm mới có được một hạt ngọc bội trân châu.

Khi trở về, băng qua biển gặp một hòn đảo, ghé vào lấy nước ngọt, đồng bạn thấy ông ta được ngọc báu nên lập mưu với nhau. Khi xuống thuyền lấy nước, họ xô ông ta xuống giếng, lấp lại rồi bỏ đi.

Cuộc đời Đức Phật là bài học sống động về đức hạnh và nhân cách

88

Vị trưởng giả bị rơi xuống đáy giếng,

Sau đó tình cờ, một hôm ông thấy một con sư tử từ trong hốc đá bên hông giếng đi vào uống nước, ông rất sợ hãi. Khi sư tử đã lui ra, ông lần mò theo lỗ hổng ấy mà được ra ngoài đất liền.

Những người bạn kia cướp được châu báu, trở về nhà trước. Khi ông tìm được đường trở về nhà, liền gọi những người bạn kia đến hỏi:

–Các ngươi âm mưu hại ta lấy ngọc bội trân châu, cho rằng không ai biết. Nay ta đã trở về đây, các ngươi nếu biết khôn ngoan, tế nhị, hãy giao trả tất cả ngọc báu lại cho ta. Nếu không, ta sẽ tố cáo các ngươi.

Những người kia sợ hãi, cùng nhau giao trả số ngọc châu trở lại cho ông ta, trong đó có cả hạt ngọc bội trân châu.

Lúc đó trong nhà có hai đứa con nhỏ của ông ta, đang chơi giỡn với nhau, được thấy hạt châu trong túi , nó hỏi nhau:

–Ngọc châu này từ đâu mà có?

Chú bé nói:

–Nó sinh từ trong túi em đây.

Chú bé lớn hơn nói:

–Nó được cất giữ ở trong túi nhà mình.

Người cha nghe các con nói như vậy liền cười. Bà vợ hỏi:

–Ông cười gì vậy?

Ông đáp:

–Ta có được hạt châu này rất khó khăn, cực nhọc. Các con nương theo ta mà có, làm sao biết được nguồn gốc của hạt châu, nên nó cho rằng hạt châu có từ trong túi."

Đức Phật dạy Tôn giả A-nan:

–Ngươi chỉ biết Ta thành Phật dưới gốc cây Bồ-đề mà không hiểu rõ Ta từ vô số kiếp, siêng năng khó khổ, tu hành Bồ-tát đạo, đến nay mới thành tựu, nên các ông cho là dễ. Như chú bé cho rằng ngọc báu xuất phát từ trong túi vậy!

Như vậy muốn thành tựu đạo quả phải phát tâm tu theo Lục độ vạn hạnh của Bồ-tát, tích chứa công đức trong vô số kiếp, chứ chẳng phải chỉ làm một việc, tu một hạnh, xả bỏ một thân mà có thể được Đạo vậy.

Lạm bàn: 

Quả vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác thực sự vô cùng vĩ đại, vượt xa mọi sức tưởng tượng của nhân loại. Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu, nhiều người đệ tử theo học Phật Pháp, khi nghiên cứu về cuộc đời Đức Phật, thấy rằng ngài từ bỏ hoàng cung, khổ hạnh 6 năm, cuối cùng từ bỏ pháp tu khổ hạnh mà thiền định dưới cây Bồ Đề liền chứng được Phật Quả, liền vội kết luận rằng Đức Phật chỉ nhờ vào thiền định mà đắc đạo.

Xong kết luận đó, giống như Đức Phật ví dụ trong câu chuyện trên, chỉ là cái nhìn của trẻ con mà thôi.

Để thành tựu được Phật Quả Vô Thượng như mọi người thấy, từ vô biên vô lượng kiếp lâu xa về trước, Ngài đã phát lên lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh thoát khỏi biển khổ sinh tử này.

Đó là nhân ban đầu, gọi là phát Bồ Đề Tâm, người phát Bồ Đề Tâm rồi được gọi là Bồ Tát Sơ Phát Tâm, nhờ lời nguyện ấy làm nhân, mà khởi động cả một chuỗi hàng Hà Sa số kiếp nối tiếp nhau tu hành miên mật đủ mọi pháp môn của Bồ Tát Đạo vô cùng gian khổ.

Trong kinh Hiền Ngu có lược kể một vài tiền kiếp của Phật đã tu hành khi còn làm Bồ Tát ( thực ra cũng chỉ là vài hạt cát trong cả sa mạc cát vô tận mà thôi): có kiếp Ngài nhảy xuống vực lấy thân mình hiến cho cọp đói ăn, có kiếp Ngài vì cầu học được một bài kệ Phật Pháp mà sẵn sàng đóng 1000 cái đinh trên người, kiếp khác nữa là nhảy vào hầm lửa để cầu Đạo. Có kiếp Ngài sinh làm một loài cá rất lớn ngoài biển, để cứu dân một nước kia đang lâm vào nạn đói, ngài đã phi lên bờ cho mọi người xẻ thịt ăn.v.v...

Cứ như thế, vô biên vố số kiếp sẵn sàng từ bỏ thân mạng không luyến tiếc, để cứu khổ cứu nạn, gieo duyên giáo hóa cho chúng sinh , tích lũy công đức vô cùng tận, tu hành miên mật 6 môn Ba La Mật thậm thâm sâu xa vi diệu không mỏi mệt. Cho đến khi công đức viên mãn, kiếp cuối cùng, Ngài mới ngồi thiền định dưới cây Bồ Đề, mà chứng thành Chánh Đẳng Chánh Giác.

Thế nên, để thấy được sự vĩ đại của Đức Phật lớn lao đến nhường nào, chúng ta không chỉ tìm hiểu trong lịch sử cuộc đời Đức Phật cách đây 2500 năm ở Ấn Độ. Mà chúng ta cần phải tìm hiểu về quá trình tu Bồ Tát Đạo hết sức lâu xa và bi tráng của các tiền thân Đức Phật.

Chúng ta cần phải đọc kinh Bi Hoa để thấy được 500 đại nguyện rúng động trời đất vào thủa ban đầu mới phát tâm của Đức Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Năm công việc hàng ngày của Đức Phật

Đức Phật 09:47 08/12/2024

Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn kiên trì thực hiện năm công việc quan trọng mỗi ngày. Những công việc này thể hiện sự tận tâm, trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của Ngài đối với chúng sinh, nhằm hóa độ và hướng dẫn mọi người trên con đường giác ngộ.

Đức Phật chỉ ra con đường dẫn đến hòa bình thế giới

Đức Phật 10:20 02/12/2024

Hạnh phúc đâu cần tìm kiếm đâu xa, ngay khi bản thân chúng ta có thể tự tạo ra nó. Lời dạy này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vun đắp sự bình yên nội tâm như một nền tảng để kiến tạo một thế giới hài hòa hơn.

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật 12:00 20/11/2024

Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.

Đức Phật lịch sử

Đức Phật 08:45 20/11/2024

Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.

Xem thêm