Đức Phật luận về bốn loại ngựa
Sau khi thành đạo, trên các nẻo đường du hóa, có hơn một lần Đức Đạo Sư đã mang loài ngựa ra làm hình ảnh ví dụ để huấn thị hàng môn đệ.
Sau khi thành đạo, trên các nẻo đường du hóa, có hơn một lần Đức Đạo Sư đã mang loài ngựa ra làm hình ảnh ví dụ để huấn thị hàng môn đệ:
“Này các Tỳ kheo! Trên đời này có bốn loại ngựa hay:
1. Hạng ngựa vừa thấy bóng roi đã chạy, như người vừa nghe nhắc rằng có ai đó mệnh chung liền tỉnh ngộ tu tập và đạt kết quả tốt.
2. Hạng ngựa không sợ bóng roi, chỉ sợ gậy (có đóng đinh nhọn) thúc vào mông, giống như người vừa thấy ai đó mệnh chung, liền tỉnh ngộ, tinh cần tu tập và đạt kết quả tốt.
3. Hạng ngựa đợi gậy đâm vào thịt mới sợ, như hạng người khi tận mắt thấy thân nhân mình mệnh chung, liền tỉnh ngộ, tinh cần tu tập và đạt kết quả tốt.
4. Hạng ngựa đợi đến lúc gậy thúc thấu xương mới sợ, như hạng người khi tự thân bị bệnh khổ mới tỉnh ngộ, tinh cần tu tập và đạt kết quả tốt”.
(Trích Tương Ưng Bộ - Kinh Gậy thúc ngựa).

Ảnh minh họa.
Hôm nọ, có một chàng trai tên Kesy đến viếng Phật.
Biết anh làm nghề luyện ngựa, Đức Đạo Sư bèn hỏi thăm anh về khả năng chuyên môn. Nghe đúng sở trường, Kesy thao thao giảng giải về bí quyết nghề nghiệp của mình:
- Bạch Thế Tôn, con thường chia ngựa ra làm bốn loại:
1. Loại được nhiếp phục bằng lời mềm mỏng.
2. Loại được nhiếp phục bằng lời thô ác.
3. Loại được nhiếp phục bằng lời mềm mỏng lẫn thô ác.
4. Loại bất trị, không thể nhiếp phục nổi. Với hạng này chỉ còn cách đem giết thịt để khỏi mất danh dự của nhà luyện ngựa”.
Xong, Kesy hỏi Phật về cách nhiếp phục hàng môn đệ. Đức Đạo Sư đáp rằng, Ngài cũng chia hàng đệ tử ra làm bốn loại:
1. Hạng người được nhiếp phục bằng lời mềm mỏng: khi được chỉ dạy về các việc thiện của thân, khẩu, ý cùng các quả báo tương ứng ở cõi trời, người, họ liền tinh cần tu tập.
2. Hạng người được nhiếp phục bằng lời cứng rắn: khi được chỉ dạy về các hành động bất thiện của thân, khẩu, ý, cần nên tránh vì chúng sẽ đưa đến quả báo tương xứng nơi ba đường ác.
3. Hạng người được nhiếp phục bằng lời mềm mỏng lẫn cứng rắn: bao gồm cả hai lối trên.
4. Hạng người bất trị, không thể nhiếp phục bằng lời mềm mỏng hay cứng rắn, thì đành phải giết đi.
Nghe đến đây, Kesy hốt hoảng hỏi:
- Nhưng, bạch Thế Tôn, tại sao lại giết đi? Há không phải Ngài thường khuyên răn hàng môn đệ nên trì giới bất sát đó sao?
- Này chàng trai, trong giáo pháp của ta, giết đi chỉ có nghĩa là không thèm nói tới, vì đương sự không xứng đáng để bỏ công dạy dỗ, nhắc nhở nữa.
(Trích Tương Ưng Bộ kinh).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Đức Phật - Vị lương y vô song
Tư liệu
Đối với các học phái thật xa xưa cũng như Kim Cương Thừa Đức Phật luôn được xem là Vị Thầy của tất cả các phương thuốc chữa trị.

"Nước" trong văn hóa Phật giáo, tín ngưỡng dân gian và khoa học hiện đại
Tư liệu
Là yếu tố gắn bó mật thiệt với cuộc sống của muôn loài, nước chiếm 70% cơ thể người cũng như bao phủ 70% bề mặt trái đất nên từ lâu đã đi vào đời sống tôn giáo, tín ngưỡng bất kể các vùng miền cũng như nhận được sự quan tâm nghiên cứu của xã hội.

Nội san Ánh Quang Minh: Không chỉ là tư liệu, còn là di sản của Hệ phái Khất sĩ
Tư liệu
Trong những ngày cuối năm Giáp Thìn, với sự hỷ lạc và ấm áp của chuyến trở về tổ đình tịnh xá Ngọc Phúc Gia Lai để đảnh lễ Sư phụ Hòa thượng Bổn sư, tôi cũng có dịp ghé thăm một số tịnh xá huynh đệ.

Truyện cổ Phật giáo: Trang nghiêm tháp Phật
Tư liệu
Lúc ấy, đức Phật đang ở thành Ca-tỳ-la-vệ, dưới gốc cây Ni-câu-đà. Trong thành có một trưởng giả vô cùng giàu có, chọn một người vợ thuộc dòng quý tộc, chung sống với nhau vô cùng hòa hợp.
Xem thêm