Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 06/08/2019, 10:27 AM

Đức Phật và lời nguyện độ vị đệ tử cuối cùng trong nhiều kiếp

Đại chúng nghe đức Phật cặn kẽ giải đáp xong, ai nấy đều cảm thấy như khát được uống, đói được ăn, tâm trí sáng ngời, cõi lòng thanh thản an vui, đồng đỉnh lễ Phật, rồi cùng ngồi xung quanh nghe Phật di chúc những lời cuối cùng.

>>Đức Phật 

Một hôm đang lúc ở thành Câu-Thi-Na, trong rừng Ta-La Song-Thọ, đức Phật gọi A-Nan bảo rằng: "Này A-Nan! Chỉ còn hai ngày nữa Như-Lai sẽ nhập Niết-bàn. Ta quán sát thấy ông Tu-Bạt-Đà-La nay đã một trăm hai mươi tuổi, từ lâu tin theo đạo Bà-la-môn, chuyên tu phạm-hạnh, căn tính thuần thục, là người cuối cùng đáng được độ cho xuất gia thọ giới tu hành để chứng thành đạo quả. Vậy A-Nan, con hãy đi gấp đến chỗ ở của ông ấy, để khuyên ông nên mau mau đến gặp Như-Lai sẽ tùy theo đó mà giải đáp để cho ông ta sớm được tỏ ngộ Chính pháp".

Bài liên quan

A-Nan vâng lệnh đức Phật, hoan hỷ vội vã lên đường đi đến ngôi làng cách rừng Ta-La Song-Thọ, nơi đức Phật sắp nhập Niết-bàn, khoảng mười chín dặm. Nơi đây, ông Tu-Bạt-Đà-La đang chuyên tâm trì trai giữ giới, tu tập phạm hạnh theo đạo Bà-la-môn, đã chứng đắc ngũ thông. Tu-Bạt-Đà-La từ lâu nghe danh tiếng đức Phật và cũng đã được bạn bè nhiều lần khuyên ông nên tìm đến ra mắt đức Phật để cầu đạo lý Chính pháp. Nhưng bởi do sở-tri-chướng và giới-cấm-thủ của ông quá sâu nặng, nên ông chỉ nể tình bạn đạo mà hẹn rày hẹn mai, rồi cuối cùng từ chối tất cả những lời khuyên tốt lành của bạn hữu.

Nhưng lạ thay! Lần này khi vừa thấy A-Nan đến, lòng Tu-Bạt-Đà-La đặc biệt vui mừng. Khi nghe A-Nan khuyên ông nên mau mau lên đường đến yết kiến Phật, để Phật giảng giải những chỗ nghi hoặc, vì ngày giờ Phật nhập Niết-bàn không còn bao lâu nữa. Vừa nghe A-Nan khuyên như vậy, ông Tu-Bạt-Đà-La không một chút do dự, vui vẻ nhận lời, liền theo tôn giả A-Nan đến rừng Ta-la Song-thọ, vừa thấy tôn nhan uy nghiêm sáng chói của Phật, Tu-Bạt-Đà-La tự nhiên cảm thấy nơi lòng như có một dòng suối mát chảy khắp cả người, tâm hồn trở nên bình thản thanh thoát lạ thường. Liền đó, những giáo điều cằn cỗi của đạo Bà-la-môn rằng buộc tâm tư ông từ bao năm tháng thoát nhiên tiêu tan. Bây giờ ông cảm thấy tâm hồn sảng khoái nhẹ nhàng thoát ly trần tục. Trước mặt ông là đức Phật sáng ngời hiển lộ ra ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, tỏa ra phong độ từ bi hỷ xả tự tại giải thoát siêu phàm, không như trí ông đã tưởng tượng trước đây.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đối với đức độ oai nghi trang nghiêm thanh tịnh của Phật, khiến cho Tu-Bạt-Đà-La khởi lòng cung kính đỉnh lễ sát đất. Mỗi lạy tâm trí của ông mỗi bừng sáng như bình minh rạng rỡ ánh xuân.

Bài liên quan

Sau khi được Phật ân cần giải đáp những chỗ nghi hoặc, đồng thời khai thị cho ông nhận chân thật tướng các pháp, khiến cho ông thể nhập bản tính chân tâm. Bấy giờ Tu-Bạt-Đà-La thành kính đỉnh lễ Phật, khẩn thiết xin cho được xuất gia thọ giới, khởi tâm thâm tín phát nguyện tinh chuyên như pháp tu hành. Ngay trong đêm ấy, ông chứng được quả A-la-hán. Tu-Bạt-Đà-La thành khẩn xin được đỉnh lễ tạ ơn Phật đã khai thị cho ông và liền đó ông thu thần tịch diệt trước Phật.

Hiện tượng kỳ diệu đặc thù của ông Tu-Bạt-Đà-La như thế khiến cho lòng đại chúng lúc bấy giờ thắc mắc nghi vấn. Tất cả đều hướng mắt nhìn về đức Phật với cõi lòng mong mỏi được sự giải đáp đích thực. Đức Phật biết rõ tâm trạng của đại chúng nghi ngờ. Ngài với phong độ từ dung, giọng nói thật hiền hòa trong sáng như chuông ngân, lần lượt giảng giải: "Này các đệ tử! Ta biết các con trong lòng đang mang nỗi thắc mắc nghi vấn về Tu-Bạt-Đà-La. Tại sao Tu-Bạt-Đà-La lại nghe lời khuyên của A-Nan một cách dễ dàng để đến đây ra mắt Như-Lai? Tại sao khi thấy A-Nan, Tu-Bạt-Đà-La khấp khởi vui mừng và nhất là sau khi thọ Tỳ-kheo-giới, Tu-Bạt-Đà-La tu hành chỉ có một ngày đêm liền chứng quả A-la-hán và liền đó thu thần tịch diệt. Khi Như-Lai thu nhận, Tu-Bạt-Đà-La tuổi đã già đến một trăm hai mươi rồi, làm người đệ tử xuất gia cuối cùng? Những điều thắc mắc của các con quả thật chính đáng! Vậy, các đệ tử hãy lắng nghe, ta sẽ vì các con mà giải hết mối nghi ngờ trước khi ta vào Niết-bàn".

Khi nghe đức Phật nêu đúng chỗ nghi vấn của mình, đại chúng ai nấy đều vô cùng vui mừng hớn hở, như khát gặp nước, như đói gặp thức ăn, mong ngóng chờ pháp âm của Phật.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khắp nhìn đại chúng, đức Phật nói: "Trong thời quá khứ xa xưa, có một kiếp nọ ta bị đọa làm thân con nai chúa. Một hôm bỗng nhiên trời nổi mưa to gió lớn, nước lụt ngập cả khu rừng, nơi ta và đàn nai đã từng sống yên ổn bao năm, bây giờ lâm cảnh nguy khốn dập dồn, nai phải dời chỗ ẩn trú. Lúc bấy giờ nai chúa đã phải lần lượt đem sức cứu hết đàn nai qua sông. Cuối cùng chỉ còn một con nai nhỏ yếu nhất đàn, nai chúa phải ra sức cưu mang qua bờ an toàn bên kia. Nai chúa phải cố lấy hết sức tàn bơi qua dòng nước lũ, mang nai con đến bờ, rồi cố ngoi đầu lên mấy lượt như luyến tiếc trối trăng điều gì, rồi ngay khi đó nai chúa tắt thở, buông trôi chìm sâu theo dòng nước cuốn. Trong lúc hấp hối sắp vĩnh biệt trong dòng nước lũ cuốn phăng, nai chúa khởi tâm nguyện: "Trong tương lai, khi tu hành thành Phật sẽ độ hết đàn nai, đặc biệt là nai con sẽ được độ xuất gia tu hành thành đạo, trước khi Niết-bàn".

Đức Phật nói tiếp: “Này các đệ tử! Các con nên biết rằng, đàn nai kia chính là tiền thân các con ngày hôm nay. Còn nai con được cứu sống cuối cùng, thì không ai đâu xa lạ, mà chính là tiền thân của ông Tu-Bạt-Đà-La. Nai chúa thời đó, chính là tiền thân của Như-Lai ta ngày nay đây”.

Đức Phật còn nói tiếp:

- Này các đệ tử! Lại nữa, ta còn nhớ trong một kiếp quá khứ xa xưa ở thời quá khứ, khi ta còn là một tăng sĩ đang tu hành dưới cội cây cổ thụ, thì bỗng một hôm vị thọ thần của cây cổ thụ này hiện ra mách bảo với ta rằng: "Bên kia dãy núi cách đây xa tám mươi dặm có đức Phật Ca-Diếp đang thuyết những bài pháp cuối cùng trước khi Ngài vào Niết-bàn. Vậy tăng nhân hãy gấp rút đến đó để ra mắt đức Phật ấy".

Vị tăng nhân đáp:

- Đường đi quá xa lại núi non ngăn cách hiểm trở, bần tăng này làm sao đi cho kịp?

Vị thọ thần đáp:

- Nếu Ngài muốn đi, xin Ngài hãy an tọa định tâm niệm Phật thì trong giây lát sẽ được đến trước đức Phật kia.

Vị tăng nhân y theo lời thọ thần khuyên, an nhiên tĩnh tọa niệm Phật. Thọ thần liền vận dùng thần lực của mình chỉ trong giây lát đưa vị tăng nhân đến trước đức Phật Ca-Diếp, nghe pháp, thoát nhiên đại ngộ, được Phật Ca-Diếp thọ ký cho trong tương lai vào thời Hiền kiếp sẽ thành Phật hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni. Và liền đó, vị tăng nhân kia thâu thần tịch diệt trước Phật Ca-Diếp.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Thọ thần thấy vậy phát nguyện rằng: "Chừng nào vị tăng nhân được Phật Ca-Diếp thọ ký kia thành Phật, thì lúc ấy tôi nguyện làm đệ tử cuối cùng của vị Phật đó, và nhập diệt trước khi vị Phật đó vào Niết-bàn".

Phật tiếp: "Các con nên biết, vị thọ thần kia chính là tiền thân của Tu-Bạt-Đà-La. Còn vị tăng nhân chính là tiền thân của Như-Lai ta đây vậy".

Phật lại tiếp : "Này các đệ tử! Cũng trong thời quá khứ xa xưa, có một kiếp nọ Tu-Bạt-Đà-La đã từng làm cha của A-Nan. Và cả hai cha con người này đều có tâm tu hành cùng nhau phát nguyện rằng: Hễ ai gặp minh sư tu chứng đạo trước thì mách bảo cho nhau. Do nhân duyên này mà phụ tử tình thâm và lời nguyện đời đời cùng nhau nhắc nhở gắn bó tu hành, nên vẫn còn tiềm tàng trong tâm thức đến nay. Vì vậy mà Tu-Bạt-Đà-La đã từ chối tất cả bao lời khuyên của các bạn hữu, nhưng khi thấy A-Nan đến khuyên thì Tu-Bạt-Đà-La liền vui vẻ nhận lời và cùng theo A-Nan về ra mắt Như-Lai, trước khi Như-Lai vào Niết-bàn".

Đại chúng nghe đức Phật cặn kẽ giải đáp xong, ai nấy đều cảm thấy như khát được uống, đói được ăn, tâm trí sáng ngời, cõi lòng thanh thản an vui, đồng đỉnh lễ Phật, rồi cùng ngồi xung quanh nghe Phật di chúc những lời cuối cùng.

Trích "Lược truyện tiền thân Đức Phật"

Nguồn: Phật Học Viện Quốc Tế, 1998)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đời sống hằng ngày của Đức Phật

Đức Phật 08:37 17/04/2024

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Cả đêm, rừng Sālā không ngủ

Đức Phật 13:25 22/03/2024

Thế là đến chiều tối, đức Phật và chúng tỳ-khưu mới tới được nơi dự định. Trăng vừa lên, sương mù bàng bạc, không gian như trải một màn lụa mỏng. Đất trời thanh sạch như không nhiễm một chút bụi trần, có lẽ là do có sự hiện thân của một nhân cách siêu việt chăng?

Xem thêm