Thứ bảy, 13/03/2021, 14:00 PM

Đức Phật và pháp môn niệm Phật

Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni từ nơi pháp thân mà thị hiện tám tướng thành đạo ở cõi Ta bà, thuyết pháp trong bốn mươi chín năm chỉ nhằm mục đích muốn cho hết thảy chúng sanh lìa khổ được vui, viên thành Phật đạo.

Niệm Phật chưa nhất tâm lâm chung rất cần trợ niệm

Ðúng như trong kinh đã nói: “Ðức Như Lai dùng tâm vô tận đại bi thương xót chúng sanh trong ba cõi mà xuất hiện nơi đời, xiển dương giáo pháp vì muốn cứu vớt quần mê, đem lại lợi ích chân thật cho chúng sanh”. Lợi ích chân thật cứu kính mà đức Thế Tôn đem lại cho chúng sanh là dứt trừ cội gốc sanh tử luân hồi từ vô lượng kiếp, đưa chúng sanh đến Niết Bàn rốt ráo, nhanh chóng thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Nhưng chúng sanh ở cõi Ta bà cấu nhiễm sâu nặng mê thất bản tâm, tham đắm vui chơi ở trong nhà lửa mà ngăn chướng thánh đạo. Ðức Thế Tôn sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, trong khoảng hai mươi mốt ngày vì bốn mươi mốt vị pháp thân Ðại sĩ và hàng thiên long bát bộ có thiện căn thuần thục mà tuyên thuyết kinh Hoa Nghiêm, các bậc đại Bồ tát như Văn Thù, Phổ Hiền… đều lãnh hội mà được lợi ích giải thoát, còn các hàng Thanh văn và Bồ tát sơ phát tâm thì không nghe, không thấy.

Một câu A Di Ðà Phật gồm đủ cả 4 câu tông chỉ

Một câu A Di Ðà Phật gồm đủ cả 4 câu tông chỉ

Khi ấy đức Thế Tôn suy nghĩ rằng: “Giáo pháp của ta thậm thâm vi diệu khó hiểu khó biết, hết thảy chúng sanh bị trói buộc ở pháp thế gian, tham đắm năm dục cho nên không sao hiểu nổi, chẳng bằng cứ an nhiên nhập Niết Bàn là hơn cả”. Phạm Vương và Ðế Thích cung kính thỉnh đức Thế Tôn trụ thế, vì chúng sanh cõi Ta bà mà chuyển bánh xe pháp. Sau ba lần cầu thỉnh, đức Phật im lặng hứa khả. Ngài liền nhập định để quán xét căn cơ của chúng sanh xem ai có thể tiếp thụ được giáo pháp thì sẽ độ cho. Ngài liền đến vườn Lộc Uyển xứ Ba La Nại, vì năm anh em ông Kiều Trần Như mà chuyển đại Pháp luân, thuyết giảng giáo pháp Tứ đế.

Ðức Thế Tôn giảng kinh thuyết pháp là tùy theo căn tính cao thấp khác nhau của chúng sanh, tùy bệnh mà cho thuốc, phương tiện lập ra năm thừa để mà tiếp dẫn. Thời A hàm, trước vì chúng sanh căn tánh thấp kém mà giảng pháp Tứ đế, Mười hai nhân duyên, Lục độ… đó là quyền giáo Tam thừa. Ðến thời kỳ Phương đẳng, thời Bát nhã thì loại bỏ chấp ngã (ngã pháp đều không) trải hơn bốn mươi năm đến hội Pháp Hoa mới khai quyền hiển thực, hội quy Tam thừa về Nhất Phật thừa. Một đời giáo hóa của đức Phật được chia thành năm thời tám giáo, nên nói: “tùy theo tâm của chúng sanh mà đáp ứng những sự hiểu biết cần thiết, thích hợp.

Ðức Thế Tôn trong quá trình giáo hóa, điều phục những chúng sanh có duyên với Phật pháp, Ngài quán sát thấy căn tính của chúng sanh đã thuần thục, có thể gánh vác được đại pháp xuất thế, Ngài liền tuyên dương bản hoài đó là giảng thuyết pháp môn niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Kinh A Di đà là pháp vô vấn tự thuyết, chỉ thẳng Tây phương Tịnh độ, được hướng tới bậc trí tuệ đệ nhất Xá Lợi Phất để giới thiệu, điều này ngầm chỉ đương cơ của pháp môn Tịnh độ phải là bậc thượng căn lợi trí, người có trí tuệ nông cạn khó có thể đảm đương, tin sâu mà không nghi ngờ.

Không ăn chay trì chú, niệm Phật được không?

Vậy pháp môn Tịnh độ chiếm vị trí nào trong giáo pháp của đức Phật? Như mọi người đều biết kinh Hoa nghiêm và kinh Pháp hoa là Nhất thừa viên giáo. Kinh Hoa nghiêm được công nhận là vua của các kinh, song điều cốt lõi của thâu tóm toàn bộ kinh Hoa nghiêm là sản phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện; điều cốt lõi của phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện là ở chỗ Bồ tát Phổ Hiền dùng mười đại nguyện dẫn quy về thế giới Tây phương Cực lạc.

Có thể nhận thấy Hoa nghiêm và Tịnh độ là hết sức vi diệu. Trong kinh Pháp hoa, Phật dạy: chỉ cần xưng một câu Nam mô Phật đều tạo nhân duyên thành Phật đạo. Tịnh độ là chỉ cho phương pháp chuyên trì danh niệm Phật vãng sanh Cực Lạc ắt sẽ thành Phật. Ðại Sư Ngẫu Ích tán thán rằng: “Hoa Nghiêm áo tạng, Pháp Hoa bí tủy, hết thảy tâm yếu của chư Phật, kim chỉ nam của Bồ tát vạn hạnh, đều xuất phát từ đó”.

Hoa nghiêm là toàn viên, Pháp hoa là thuần viên, áo tạng và bí tủy của nó đều không ra ngoài pháp môn Tịnh độ, điều đó chứng tỏ Tịnh độ tông là pháp môn viên đốn. Vả lại Hoa nghiêm và Pháp hoa tuy viên đốn lại phương tiện, chỉ cần trì danh niệm Phật, liền có thể viên thành đạo nghiệp. Như ngài Liên Trì Ðại sư nói: “Việt tam kỳ vu nhất niệm, tề chư Thánh vu phiến ngôn”, nghĩa là một niệm tịnh tín thể nhập vào bể đại nguyện của Phật Di đà có thể siêu việt công hạnh tu tập trong ba A Tăng kỳ kiếp; chấp trì sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Ðà Phật liền có thể công đức trí tuệ ngang bằng với chư đại Bồ tát Quán âm, Thế chí, Văn thù, Phổ hiền…

Như vậy, pháp môn Tịnh độ vừa phương tiện vừa cứu cánh, có thể nói là pháp liễu nghĩa bậc nhất trong các pháp liễu nghĩa, là pháp cực kỳ viên đốn trong các pháp viên đốn.

Tịnh độ tông thu nhiếp và siêu việt một cách viên mãn hết thảy các pháp môn. Một câu A Di Ðà Phật gồm đủ cả 4 câu tông chỉ:

1. Lấy duy tâm làm Tông (toàn tâm tức Phật)

2. Lấy duy vật làm Tông (toàn Phật tức tâm).

3. Lấy tuyệt đãi viên dung làm Tông (ngoài tâm không có cảnh là tuyệt đãi, dứt bặt đối đãi tâm chúng sanh và tâm Phật dung nhiếp lẫn nhau là viên dung).

4. Siêu tình ly kiến làm Tông (vượt bỏ phàm tình, lìa bỏ kiến chấp).

Phật pháp có vô lượng pháp môn, nhưng chúng quy không ngoài bốn môn đó là: Hữu môn, Không môn, Diệc hữu diệc không môn và Phi hữu phi không môn. Ðiều này chứng tỏ Tịnh độ tông thu nhiếp hết thảy các pháp môn một cách viên mãn. Lại thấy Tông duy tâm viên siêu hữu môn; Tông duy Phật viên siêu không môn; Tông tuyệt đãi viên siêu diệc hữu diệc không môn; Tông siêu tình ly kiến viên siêu phi hữu phi không môn. Ðiều đó chứng tỏ Tông tịnh độ siêu việt một cách viên mãn. Một câu A Di đà Phật thu nhiếp, siêu việt hết thảy các pháp môn một cách viên mãn, là pháp môn đại tổng trì của mười hai bộ kinh, cao sâu khó tin chẳng thể nghĩ bàn.

Ðại sư Thiện Ðạo với đầy đủ tuệ nhãn đã từng chỉ dạy: “Ðức Như Lai sở dĩ xuất hiện nơi đời chỉ vì thuyết minh bổn nguyện rộng sâu của đức Phật A Di Ðà”. Câu nói ấy khai thông cho kẻ điếc, mở mắt cho kẻ mù lòa, phát khởi; những điều chưa từng được phát khởi, tất cả nhằm chỉ rõ: Ðức Thích ca Như lai (cho đến mười phương ba đời hết thảy chư Phật) thị hiện ở thế gian chỉ nhằm một mục đích duy nhất là tuyên thuyết pháp môn niệm Phật.

Pháp môn niệm Phật đã được Ðức Thế tôn chỉ dạy lúc ngài còn tại thế

Pháp môn niệm Phật đã được Ðức Thế tôn chỉ dạy lúc ngài còn tại thế

Câu nói đó không phải người tầm thường có thể chỉ ra được. Trong Tây Phương lược truyện tôn xưng ngài Thiện Ðạo là hoá thân của Phật Di Ðà, Ðại sư Liên Trì thì nhận định: “Ðại sư Thiện Ðạo được mọi người tôn xưng là hóa thân của Phật Di Ðà, nếu chẳng phải là hóa thân của Phật Di Ðà thì cũng là hóa thân của các Ðại Bồ tát như Quán âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền…”

Ðại sư Ngẫu Ích cũng từng nói: “Một câu A Di Ðà Phật chính là pháp Vô thượng Chính đẳng Chính giác mà đức Thích ca chứng đắc ở nơi đời năm ác trược này, nay lấy quả giác ấy trao lại toàn thể chúng sanh đời ác trước. Còn như cảnh giới của chư Phật, chỉ có Phật với Phật mới có thể hiểu thấu cùng tận, chẳng phải sức của chúng sanh trong chín cõi có thể hiểu được”. Trong lời khai thị của Ðại sư Ngẫu Ích với lời minh thị của Ðại sư Thiện Ðạo là không hai không khác, cái thấy biết của bậc thánh nhân tuy ở thời khác nhau nhưng cũng rất trùng hợp, thật đáng để chúng ta cung kính đảnh lễ.

Niệm Phật không phải để cầu phước báo giàu sang

Thường thì chúng ta chỉ nghiêm cứu và tu hành Pháp môn niệm Phật theo các kinh sách Bắc truyền, ít ai để ý đến kinh sách Nguyên thủy, hay quan tâm đến việc các nhà truyền giáo Phật giáo Nam truyền nói về Pháp môn niệm Phật, tuy nhiên trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, cho chúng ta thấy pháp môn niệm Phật đã được Ðức Thế tôn chỉ dạy lúc ngài còn tại thế, là một trong các pháp Tam niệm, Lục niệm, Thập niệm. Bấy giờ Phật đang ở trong vườn Cấp Cô Ðộc, rừng cây Kỳ Ðà, nước Xá Vệ, nói với các Thầy Tỳ Kheo: “Hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự,thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chổ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa môn, tự đến Niết bàn. một pháp ấy là gì? Ðó là niệm Phật…” (Ðại chính 2, tr 532).

Ðức Phật dạy tiếp: “…nếu có Tỳ kheo nào chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, tinh chuyên niệm Phật, không có niệm tưởng nào khác. quán hình của Như Lai, mắt không hề rời. trong khi mắt không rời, niệm tưởng công đức Như Lai (Ðại chính 2, tr 554).

Trong kinh tạng Pali, kinh Tăng Chi Bộ, phẩm Một Pháp, thứ 16, bản HT Minh Châu dịch cũng có ghi lại lời dạy của đức Phật nói về pháp môn niệm Phật như sau: “Có một pháp, nầy các Tỳ kheo, được tu tập, được làm sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính là một pháp nầy, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn…”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Năm công việc hàng ngày của Đức Phật

Đức Phật 09:47 08/12/2024

Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn kiên trì thực hiện năm công việc quan trọng mỗi ngày. Những công việc này thể hiện sự tận tâm, trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của Ngài đối với chúng sinh, nhằm hóa độ và hướng dẫn mọi người trên con đường giác ngộ.

Đức Phật chỉ ra con đường dẫn đến hòa bình thế giới

Đức Phật 10:20 02/12/2024

Hạnh phúc đâu cần tìm kiếm đâu xa, ngay khi bản thân chúng ta có thể tự tạo ra nó. Lời dạy này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vun đắp sự bình yên nội tâm như một nền tảng để kiến tạo một thế giới hài hòa hơn.

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật 12:00 20/11/2024

Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.

Đức Phật lịch sử

Đức Phật 08:45 20/11/2024

Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.

Xem thêm