Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 16/07/2021, 16:00 PM

Đức Thế Tôn chế ngự kẻ sân hận

Ðức Thế Tôn dạy những lời này trong khi Ngài đang trù tại Trúc Lâm, liên quan đến Akkosa Bhàradvàja.

Khi Phật ở tại Trúc Lâm, có một tín nữ Bà-la-môn đã chứng quả Tu-đà-hoàn, mỗi khi bà hắt hơi, ho, hoặc trợt té, đều buột miệng:

- Nam mô Phật Ðà! Như Lai Tối tôn, Vô thượng giác!

Chồng bà là một Bà-la-môn quạu quọ, không tin Phật, và rất bực mình khi nghe vợ mình cứ xưng tụng đức Phật. Ngày kia, trong khi dọn cơm cho các vị Bà-la-môn, bà trợt chân và cũng buộc miệng niệm danh hiệu Phật rất lớn. Ông Bà-la-môn nổi giận, nghĩ thầm: “Thiệt là hết chịu nổi. Mụ vợ ngốc của ta mỗi lần trợt té cứ lải nhải tôn xưng ông Sa-môn đầu trọc như là thói quen si ám”.

Tâm sân hận cuồng si thì nên tu pháp môn nào?

che-ngu-con-gian-du

Ông bảo bà:

- Này, tôi cho bà biết, tôi sẽ đánh bại ông thầy bà bằng một cuộc tranh luận ngay bây giờ.

- Ông cứ tự tiện, tôi chưa thấy ai có thể thắng đức Thế Tôn cả. Ông cứ đi và hỏi Ngài một câu.

Ông Bà-la-môn đến chỗ Phật, không cần chào, đứng một bên và hỏi Ngài:

Muốn được sống an tịnh,

Phải dẹp bỏ thứ gì,

Ðể không còn ưu bi?

Ðiều gì nên trừ khử?

Xin nói cho nghe thử!

Ông giảng dạy cách nào,

Ðể người nghe được mau,

Thực hiện việc trừ khử?

Ðức Phật đáp:

Sân hận khi không còn,

Sẽ được sống an tịnh,

Sân hận được trừ khử,

Ưu sầu không theo mình.

Gốc rễ sân độc địa,

Ngọn nhánh lại ngọt ngào,

Người trí luôn ca ngợi,

Người dẹp được sân hờn,

Bởi sân khi diệt sạch,

Ưu bi sẽ chẳng còn.

Người Bà-la-môn nghe Phật nói, tin nhận bèn xuất gia và đắc A-la-hán. Em trai ông nghe tin ông đã xuất gia theo Phật bèn giận dữ đến mắng chửi Phật. Nhưng đức Phật cũng chinh phục người này bằng thí dụ “vật thực cho khách”, rồi y cũng xuất gia theo Phật chứng A-la-hán. Hai người em út hết, cũng như hai anh, đến rầy rà đức Phật, rốt cuộc cũng bị chinh phục, xuất gia và chứng quả A-la-hán.

Đức Phật đối trước bạo lực

Ngày đó, các Tỳ-kheo bàn tán ở Pháp đường:

– Thật là kỳ diệu thay, hạnh nhẫn nhục của chư Phật. Cả bốn anh em đến mắng chửa đức Thế Tôn mà Ngài không đáp lời nào, còn khiến họ quy y.

Lúc ấy, đức Phật đến gần hỏi:

– Các ông tụ họp ở đây bàn tán chuyện gì?

Các thầy bạch Phật. Ngài giải thích:

– Này các Tỳ-kheo, vì Ta có sức từ nhẫn, vì ta là người không gây tội giữa thế gian đầy lỗi lầm, nên Ta là nơi nương tựa chân thật cho chúng sanh.

Ngài nói kệ:

(399)

Không ác ý, nhẫn chịu,

Phỉ báng, đánh, phạt hình,

Lấy nhẫn làm quân lực,

Ta gọi Bà-la-môn.

Theo Thường Chiếu

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại

Đức Phật 11:05 28/10/2024

Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Đức Phật 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Những đức tánh của Phật

Đức Phật 17:40 02/10/2024

Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.

Bốn loại biện tài của Phật

Đức Phật 11:20 24/09/2024

Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có 4 loại: Nghĩa, Pháp, Từ vô ngại, Lạc thuyết.

Xem thêm