Thứ năm, 13/05/2021, 08:32 AM

Đức Thế tôn ra đời - Sự kiện hi hữu của thế gian

Cách đây 2645 năm, Bồ tát Hộ Minh từ cung trời Đâu Suất thị hiện giáng trần qua hiện tướng của Thái tử Tất Đạt Đa con Đức vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya.

Năm 29 tuổi, Thái tử xuất gia, 35 tuổi thành đạo có tôn hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Sau 45 năm giáo hóa độ sinh, vào năm 80 tuổi Ngài vào vô dư Niết bàn.

Sự hiện hữu của Đức Thế Tôn trên đời đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của nhân bản hướng đến sự tự do, bình đẳng và từ bi đích thực cho con người và muôn loài. Đây được xem là sự kiện hi hữu của thế gian mà kinh điển ghi nhận là “Một vị thánh xuất hiện ở đời, vì hạnh phúc và an lạc cho số đông, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người” (Tăng Chi I, chương 1, phẩm Một người).

Cách đây 2645 năm, Bồ tát Hộ Minh từ cung trời Đâu Suất thị hiện giáng trần qua hiện tướng của Thái tử Tất Đạt Đa con Đức vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya.

Cách đây 2645 năm, Bồ tát Hộ Minh từ cung trời Đâu Suất thị hiện giáng trần qua hiện tướng của Thái tử Tất Đạt Đa con Đức vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya.

Hi hữu với tâm từ bi vô lượng

Trong một buổi lễ hạ điền diễn ra vào đầu năm, cả Đức vua và vương triều đều tập trung vào nghi thức cày cấy thì Thái tử Sĩ Đạt Ta đã nhìn thấy những loài côn trùng đau quằn quại bởi những luống cày xới lên, những con chim sẻ sà xuống gắp đi. Ngài bèn tìm đến gốc cây hồng táo để tĩnh tọa, trầm tư lẽ tử sinh. Một hoàng nhi chỉ vừa bảy tuổi thay vì nô đùa, vui chơi với lễ hội, vô tư với vụ mùa đầu xuân thì ở đây Ngài đã nhìn thấy tận gốc rễ khổ đau của kiếp sống. Cái đau khổ của sự giành giật, mạnh được yếu thua ngay cả những loài côn trùng nhỏ bé nhất.

Ngang qua ánh sáng duyên khởi, nhân loại dần nhận ra rằng, sự sống của con người không tách rời sự sống của muôn loài, từ chim muôn thú rừng cho đến cỏ cây hoa lá. Môi trường có sự tương tác kỳ diệu với con người. Môi trường tốt sẽ dẫn đến cuộc sống tốt, sông ngòi biển cả, núi rừng, cây cối, chim muôn thú rừng được bảo vệ thì con người sẽ đảm bảo được sức khỏe, ít bệnh tật, sống trường thọ, ít gặp tai ương. Môi trường bị tàn phá, động vật bị sát hại thì cuộc sống con người sẽ rơi vào khủng hoảng, khó khăn. Và dịch bệnh Covid-19 đang chính là một minh chứng cho điều ấy. Đó là hệ quả tất yếu của sự tàn phá môi trường, sát hại sinh thú do chính con người  tạo nên mà nhân loại đang phải đối mặt.

Khi lớn khôn, trong một cuộc dạo chơi bốn cửa thành, thay vì thưởng ngoạn, vui chơi thì Thái tử lại tỏ ra ưu tư khi nhìn thấy tứ tướng vô thường – sinh, lão, bệnh, tử –  khiến ngài xúc động mạnh mẽ. Ngay lúc đó, Ngài suy nghĩ rồi đây ta cũng sẽ già, bệnh và chết như bao người. Từ đó, Ngài để tâm đến việc tìm đạo để cứu đời.

Tà kiến thì thấy có một đối tượng ngoài mình an bài, định đoạt số phận của mình. Chính kiến sẽ thấy rằng không ai khác hơn chính ta là người quyết định cho ta ngay kiếp sống này và tương lai.

Tà kiến thì thấy có một đối tượng ngoài mình an bài, định đoạt số phận của mình. Chính kiến sẽ thấy rằng không ai khác hơn chính ta là người quyết định cho ta ngay kiếp sống này và tương lai.

Hi hữu với sự từ bỏ vĩ đại

Là một hoàng thái tử ở trên ngôi cao địa vị, ở trong cung vàng điện ngọc với cung phi mỹ nữ bao quanh vậy mà Ngài từ khước mọi quyền lực, danh vọng, hạnh phúc thế gian, từ giã mẹ cha, cáo biệt vương triều đi thẳng vào rừng để tìm đạo mong độ mình, cứu đời. Danh vọng, địa vị, quyền lực, tài sản, hạnh phúc gia đình … là những thứ mà thế gian khát khao tìm cầu, lịch sử nhân loại đã chứng minh bao nhiêu cuộc chiến tranh, bao nhiêu sự giành giật gây chết chóc, tang thương cũng không có gì ngoài những thứ tham này. Ấy vậy mà Ngài đã rũ bỏ một cách nhẹ nhàng như bụi trần vướng áo, như gió qua cành khô. Một sự từ bỏ vĩ đại mà mấy ai thực hiện được!

Hi hữu với tâm bình đẳng

Xã hội Ấn Độ cổ đại lúc bấy giờ, con người được phân chia thành bốn giai cấp rõ rệt. Nhưng Đức Thế tôn thì thiết lập một lối sống mới, lối sống đặt trên nền tảng bình đẳng giữa con người với con người, bình đẳng giữa nam và nữ, không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn. Nhân phẩm con người không nằm ở sắc tộc, màu da, tư tưởng, tướng nam hay tướng nữ, nó nằm ở nhân cách đạo đức và lối sống thiện lành. Tôn giả Đại Ca Diếp (Mahakassapa) là giáo chủ của một tôn giáo thờ lửa, Vô Não (Angulimala) là tên sát nhân, Ưu Ba Ly (Upali) là người gánh phân, Ambapālī vốn là một kỹ nữ danh tiếng, Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika) là một tỷ phú, Kỳ Bà (Jīvaka) là lương y tài danh… Dẫu mỗi người với thành phần địa vị, xã hội khác nhau nhưng khi đã dự vào hội chúng của Đức Thế Tôn thì như nước trăm sông đổ vào biển cả, nước hòa làm một, không giữ tên tuổi của từng dòng sông. “Này các Tỷ-kheo, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Yamunà, sông Aciravati, sông Mahi, các con sông ấy khi chảy đến biển liền bỏ tên họ cũ, trở thành biển lớn. Này các Tỷ-kheo, đây là vi diệu chưa từng có”. (Tiểu bộ kinh 1, Kinh Phật Tự Thuyết, Chương Bốn – Phẩm Meghiya) 

Con người sống phải có đức tin nhưng không phải đức tin mù quáng mà là đức tin có trí tuệ, có sự thẩm xét nơi chính chúng ta.

Con người sống phải có đức tin nhưng không phải đức tin mù quáng mà là đức tin có trí tuệ, có sự thẩm xét nơi chính chúng ta.

Từ hiện sinh đến đản sinh

Hi hữu với tính nhân bản

Đất nước Ấn Độ là một trong những chiếc nôi văn minh của nhân loại với hàng trăm học thuyết, tư tưởng, tôn giáo đều lấy Phạm thiên (Brahma) thượng đế, thần linh làm đối tượng tôn kính, làm trung tâm lẽ sống. Đức Thích Ca Mâu Ni lại lấy đối tượng con người làm trọng tâm (Nhân vi tối thắng).

Đức Phật dạy rằng mỗi người tự quyết định chọn con đường mình đi và nhận lấy kết quả thiện ác, tốt xấu do chính mình tạo ra. “Trong tất cả các pháp, tâm làm chủ tâm tạo tác tất cả” ( Pháp Cú 1-2). “Tâm làm chủ, tâm tạo tác” ở đây được hiểu là mình quyết định cho cuộc sống sướng khổ, buồn vui của chính mình mà không ai khác. Nếu có một sự giải thoát hay ràng buộc nào thì sự giải thoát, buộc ràng đó chính là do ta tạo nên. Tà kiến thì thấy có một đối tượng ngoài mình an bài, định đoạt số phận của mình. Chính kiến sẽ thấy rằng không ai khác hơn chính ta là người quyết định cho ta ngay kiếp sống này và tương lai. Nói cách khác, ta sống thuận với qui luật khách quan (nhân quả), ta có tuệ giác để chọn lựa tương lai tốt xấu của mình ngay nơi suy nghĩ, lời nói và hành động của mình. Ta là chủ nhân ông tạo nghiệp và chính ta thừa tự nghiệp quả ấy. Chính nghiệp là nơi ta nương tựa, đưa ta đi đến tái sinh. “Con người là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu. (Trung Bộ Kinh, Tiểu Nghiệp phân biệt số 135).

Hi hữu với tự do tư tưởng

Con người sống phải có đức tin nhưng không phải đức tin mù quáng mà là đức tin có trí tuệ, có sự thẩm xét nơi chính chúng ta. Tín mà thiếu tuệ sẽ dễ rơi vào cuồng tín và tà kiến. Giáo pháp do Đức Thế tôn thuyết giảng có những đặc tính: “Thiết thực hiện tại, vượt thoát thời gian, đến để mà thấy, chỉ có bậc trí mới thấu hiểu, có khả năng hướng thượng và đưa người tu đạt đến quả Thánh”. Với 6 đặc tính này cho ta có cái nhìn toàn triệt về pháp bằng trí tuệ mà không phải niềm tin vô căn cứ. Từ đó biết được con đường đúng sai, kết quả thiện ác mà thực hành: “Này các người Kâlâma, đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn là thầy mình. Nhưng này các người Kâlâma, khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này là thiện, các pháp này là không đáng chê, các pháp này được người trí khen ngợi, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận thì dẫn đến hạnh phúc an vui, thời này các người Kâlâma, các người hãy đạt đến và an trú. (Kinh Tăng Chi Bộ I)

Mỗi Tăng Ni, Phật tử chúng ta hãy không ngừng nghỉ việc đem Đạo Từ bi toả sáng khắp muôn nơi

Mỗi Tăng Ni, Phật tử chúng ta hãy không ngừng nghỉ việc đem Đạo Từ bi toả sáng khắp muôn nơi

Ý nghĩa biểu tượng của ngày Đức Phật đản sinh

Hướng về Đại lễ Vesak PL. 2565 với ba sự kiện lớn kỷ niệm Đức Thế Tôn đản sinh, Thành đạo và Niết bàn, ôn lại vài dấu son trong cuộc đời và đạo nghiệp của Ngài để nhắc nhở chúng ta rằng, tuệ giác sáng ngời của bậc Đạo sư vẫn còn đó cho chúng ta. Mỗi người hãy thực tập giáo pháp và đem giáo pháp vào đời, giúp cuộc đời chuyển hoá đem lại hạnh phúc an lạc và lợi ích cho chư thiên và loài người mà Đức Thế Tôn hằng nhắc nhở chúng ta.

Đại lễ Phật đản năm nay đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN (1981 -2021). Đây là sự  kiện trọng đại của nền Phật giáo có hơn hai nghìn năm lịch sử, là sự kết tinh của quá trình tu tập, hành đạo của 09 Giáo hội, Hệ phái Phật giáo kết thành. Có thể nói, đây là cuộc thống nhất Phật giáo kỳ vĩ ngang tầm với kỳ thống nhất dưới triều Trần, do chính Sơ tổ Trúc Lâm hợp nhất ba Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường thành một Giáo hội duy nhất. Vì thế, mỗi Tăng Ni, Phật tử chúng ta hãy không ngừng nghỉ việc đem Đạo Từ bi toả sáng khắp muôn nơi như huấn thị của Thế Tôn: “Này các Tỳ kheo, hãy lên đường thuyết pháp vì hạnh phúc, vì an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người.” (Kinh Đại Bổn, Trường Bộ 1), như một việc làm có ý nghĩa để dâng lên Ngài như lời tri ân trong mùa Đản sinh này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo (8/12 âm lịch)

Đức Phật 09:18 29/12/2024

Sự thành đạo của Đức Phật ngày đó là một kết quả thành tựu do đã trải qua hằng sa vô số kiếp Đức Phật không ngừng tu tập hạnh Bồ tát “Vì xót thương chúng sinh".

49 năm đức Phật thuyết pháp hay im lặng?

Đức Phật 15:08 26/12/2024

Sự xuất hiện của đức Phật nhằm thức tỉnh con người hướng đến mục tiêu giác ngộ về sự thật của cuộc đời và vượt lên trên cuộc đời để giải phóng con người thoát khỏi những tối tăm, chìm đắm, quên lãng và phó mặc của cuộc đời.

Năm công việc hàng ngày của Đức Phật

Đức Phật 09:47 08/12/2024

Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn kiên trì thực hiện năm công việc quan trọng mỗi ngày. Những công việc này thể hiện sự tận tâm, trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của Ngài đối với chúng sinh, nhằm hóa độ và hướng dẫn mọi người trên con đường giác ngộ.

Đức Phật chỉ ra con đường dẫn đến hòa bình thế giới

Đức Phật 10:20 02/12/2024

Hạnh phúc đâu cần tìm kiếm đâu xa, ngay khi bản thân chúng ta có thể tự tạo ra nó. Lời dạy này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vun đắp sự bình yên nội tâm như một nền tảng để kiến tạo một thế giới hài hòa hơn.

Xem thêm