Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 11/07/2022, 10:21 AM

Đừng dung túng cho “tâm bất thiện”

Ta tập quán sát tâm mình, quán sát suy nghĩ của mình. Khi quan sát được như vậy, ta hướng đến làm theo những suy nghĩ hướng thiện tích cực, không làm theo những suy nghĩ xấu ác, tổn hại người khác. Ta thường gieo mầm từ bi vào tâm ta, dần dần tâm tốt càng nhiều, tâm ác lần tiêu trừ.

Có những hành động, những lời nói gây tổn thương, làm hại người khác thật tình là chúng ta không muốn, nhưng chúng ta đã làm. Sau khi làm xong, dù chúng ta có hối hận, có khi tự trách bản thân minh vì sao đã nói đã làm như vậy.

Và khi có người làm trái ý mình, chọc giận đến mình, làm tổn hại đến lợi ích của mình, hoặc đơn giản chỉ nói vài lời không thuận tai mình, chúng ta lại tiếp tục có những suy nghĩ, những cảm xúc, những hành động, những cử chi, những lời nói đầy sân hận và ác ý gây tổn thương họ để ta hả dạ..!

Vì sao ta Hả dạ, vì ta đang thỏa mãn, dung túng cho những tâm hành bất thiện trong ta. Nói cho dễ hiểu là chúng ta đang thỏa mãn tâm ác của ta, và vô tình, ta đang nuôi dưỡng tâm ác này mỗi ngày một lớn hơn lên gấp nhiều lần. Nhất là những người có quyền thế, nhiều tiền bạc thì tâm ác này càng có điều kiện được thỏa mãn, được nuôi dưỡng. Đa phần chúng ta chưa đủ định lực để điều phục tâm ác này, mà mặc tình để cho nó sai khiến chúng ta.

Lan tỏa tư duy thiện lành để có cuộc sống thiện lành

Đa phần chúng ta chưa đủ định lực để điều phục tâm ác này, mà mặc tình để cho nó sai khiến chúng ta.

Đa phần chúng ta chưa đủ định lực để điều phục tâm ác này, mà mặc tình để cho nó sai khiến chúng ta.

Nhưng có một quy luật chân thật là tâm ác càng lớn thì càng phiền não khổ đau nhiều hơn, tâm Từ bi càng lớn thì càng an vui hạnh phúc giải thoát.

Ngược đời thay, cho những người muốn mưu cầu hạnh phúc, muốn sống an vui thoải mái mà lại dung túng cho những tâm ác của họ, nuôi dưỡng tâm ác, thì có khác gì muốn nấu cát thành cơm ạ!

+ Hỏi: Làm thế nào để không dung túng cho tâm ác của chúng ta hoành hành làm khổ ta

+ Đáp: Cách đơn giản nhất là hằng ngày, ta tập quán sát tâm mình, quán sát suy nghĩ của mình. Khi quan sát được như vậy, ta hướng đến làm theo những suy nghĩ hướng thiện tích cực, không làm theo những suy nghĩ xấu ác, tổn hại người khác. Ta thường gieo mầm từ bi vào tâm ta, dần dần tâm tốt càng nhiều, tâm ác lần tiêu trừ.

Mong thay, xin chúng ta đừng dung túng cho tâm ác trong ta, vì như vậy chúng ta sẽ tự làm khổ mình và làm khổ những người xung quanh mình !

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phàm thánh cũng từ đây

Kiến thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Kiến thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Vãng sinh Tịnh độ Thần chú

Kiến thức 10:29 19/04/2024

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Xem thêm