Dược Sư Như Lai: Vị Y vương chữa trị những căn bệnh thân và tâm
Đức Phật Dược sư là một đấng giác ngộ có lòng bi mẫn vô biên đối với hết thảy chúng sinh. Ngài hộ trì chúng sinh tránh khỏi những đớn đau về tâm hồn và thể xác, khỏi những hiểm nguy và chướng ngại, và giúp họ trừ diệt ba độc tố – cội nguồn của mọi bệnh tật và nguy hại.
Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ.Thông thường, “chúng sinh” là chỉ cho bất cứ sinh thể nào cảm nhận được cảm giác (có cảm thọ) – dễ chịu, khó chịu và trung tính. Như thế, chúng ta là những chúng sinh, và các loài sinh vật khác cũng là những chúng sinh; nhưng nhà cửa và cây cỏ thì không phải là chúng sinh bởi vì chúng không có cảm giác. Có hai loại chúng sinh: hàm thức và giác ngộ. Một chúng sinh hàm thức, hay là một sinh thể đang sống, là chúng sinh mà tâm của nó đang bị bóng tối vô minh bao phủ. Một chúng sinh giác ngộ là một chúng sinh đã hoàn toàn thoát khỏi bóng tối của vô minh.
Cũng như các loài hàm thức có nhiều khía cạnh sai biệt, các vị đã giác ngộ cũng thế. Các vị đã giác ngộ biến hóa ra vô số hình thức sai khác để lợi lạc muôn loài sinh linh. Có khi họ xuất hiện dưới dạng những thiên thần, có khi như loài người, đôi khi lại như những loài phi nhân. Có khi họ xuất hiện như những vị Tỳ kheo, có khi lại như những vị ngoại đạo sư, có khi như một người điên hoặc xấu ác, và thậm chí có khi như những vật thể vô tri giác. Các hóa thân của những đấng giác ngộ biến mãn khắp các thế giới, nhưng vì tâm chúng ta bị bao phủ bởi vô minh nên chúng ta không nhận ra được. Chúng ta không thể bảo rằng ai đó hay cái gì đó là hóa thân của một vị Phật.
Đức Phật Dược sư là một đấng giác ngộ có lòng bi mẫn vô biên đối với hết thảy chúng sinh. Ngài hộ trì chúng sinh tránh khỏi những đớn đau về tâm hồn và thể xác, khỏi những hiểm nguy và chướng ngại, và giúp họ trừ diệt ba độc tố - tham trước, sân hận và si mê – cội nguồn của mọi bệnh tật và nguy hại. Ngài là đấng Y vương Toàn giác.
Một thuở nọ, đức Thế Tôn đang trú tại thành Tỳ-xá-li với 36 ngàn vị Đệ tử Bồ tát. Lúc bấy giờ, ngài Văn thù hiện thân là một vị đệ tử ở địa vị tu Bồ tát đạo. Với lòng từ bi của mình, bồ tát Văn thù nhận thấy rằng, trong tương lai, Phật pháp sẽ suy giảm, và chúng sinh ở thế giới này sẽ rất khó tu học giáo pháp thanh tịnh cũng như chứng đạt các loại trí huệ thanh tịnh. Ngài hiểu rằng sẽ rất khó khăn cho những chúng sinh này để điều phục được tâm, và như thế, họ sẽ thuận theo tâm tánh mà làm các việc xấu ác như giết hại, trộm cắp, chấp thủ tà kiến. Kết quả là họ sẽ nhận lấy những bệnh tật khủng khiếp và những nỗi đau tinh thần không sao chịu nổi. Thế gian sẽ tràn ngập chướng ngại, hiểm nguy và nghịch duyên. Cảm thấy những khổ đau này khó có thể chịu nối, Văn thù bạch Phật:
Trong tương lai, khi giáo pháp của ngài và sự tu tập các thiện pháp khác suy giảm; khi nhân loại trong thế giới này cạn kiệt về tinh thần; khi sự tham ái, sân hận và si mê của chúng mạnh mẽ và khó chế ngự đến độ chúng phải hứng chịu những khổ đau liên tục về mặt vật lý cũng như tâm lý, những nỗi sợ hãi, những mối nguy hại, và đặc biệt là nhiều bệnh tật không thể trị liệu; ai sẽ là người làm cho chúng vơi đi những đau khổ này và bảo vệ chúng khỏi những nguy hại? Ai sẽ giúp đỡ chúng chiến thắng ba thứ độc tố tinh thần?
Để trả lời cho câu hỏi của bồ tát Văn thù, đức Phật đã giảng kinh Tám ngàn kệ tụng chủ yếu trình bày những giáo huấn về đức Phật Dược sư (Sutra of Eight Thousand Verses Principally Revealing the Instructions on Medicine Buddha). Nhiều chúng sinh đã nghe được giáo pháp này. Ngoài ra còn có ba mươi sáu ngàn Đệ tử Bồ tát thế gian, hàng triệu Đệ tử Bồ tát khác từ nhiều cõi Tịnh độ cùng với những chúng sinh từ các cõi khác như Rồng, 12 đại tướng Dạ-xoa. Trước hội chúng gồm các vị Đệ tử, đức Phật giảng giải những gì liên quan đến đức Phật Dược sư - những phẩm hạnh siêu tuyệt của ngài, tịnh độ của ngài, và làm thế nào, trong tương lai, bằng việc tín phụng đức Phật này và chỉ cần nghe danh hiệu của ngài mà chúng sinh có thể khỏi được những bệnh tật trầm kha về tâm hồn và thể xác, đặc biệt là căn bệnh si mê. Ngài cũng dạy làm cách nào để tương thông với đức Phật này, lợi ích của sự tín phụng ngài, và làm sao để thực hành những giáo huấn của đức Phật Dược sư.
Trong khi đức Phật giảng giải nghĩa lý này, bằng tha tâm thông, bồ tát Văn thù đã nhận thấy nhiều người và trời trong thính chúng đang khởi lên những nghi hoặc, hoang mang đối với lời dạy của đức Phật về sự hiện hữu của đức Phật Dược sư. Vì thế, ngài lại rời chỗ ngồi đứng lên cung kính nhiễu quanh đức Phật ba vòng, đảnh lễ dưới chân ba lần, xong rồi quỳ gối trái xuống đất theo truyền thống và thưa với đức Phật:
Để trừ mối nghi hoặc trong tâm của các đệ tử, kính mong đức Thế Tôn chỉ rõ đức Phật kia tồn tại như thế nào, ngài đang hiện diện ở đâu và công hạnh của ngài như thế nào.
Đức Phật liền nhập vào đại định, từ ngực ngài hóa hiện vô số tia sáng mời bảy đức Phật Dược sư đến thành Tỳ-xá-li để mọi người có thể nhìn thấy. Đức Dược sư đã đến với hai vị đại đệ tử - nhật quang và nguyệt quang – cùng với hội chúng đông đảo gồm hàng ngàn vị đệ tử khác nữa. Sáu đức Phật Dược sư còn lại cũng đến cùng với hội chúng của mình. Mọi người khi ấy nhìn thấy rõ ràng bảy đức Phật Dược sư cùng với hội chúng của các ngài, mối nghi ngờ của họ lập tức tan biến. Đức Thế Tôn giới thiệu từng đức Phật, như nói: “Đây là đức Phật Dược sư. Ngài đến từ cõi Tịnh độ phía đông có tên gọi là Lưu ly. Cõi nước của đức Phật này là bản tánh của trí tuệ với ánh sáng của ngọc lưu ly. Toàn mặt đất của cõi ấy được trang nghiêm bởi ánh sáng của vị Phật này”, và những lời tương tự như vậy.
Thế rồi, đức Phật dạy về cách thức tụng thần chú cho chính bản thân và người khác, cho người bệnh và người sắp chết…và cách thức thực hành nhiều nghi thức chữa trị khác. Mọi người hoan hỉ và phát khởi đức tin bất hoại. Nghe xong bài pháp này, bảy triệu thần Dạ-xoa đã đạt được chánh kiến đối với chân lý cao tột và phát nguyện hộ trì những ai tin nhận pháp môn tu tập của đức Phật Dược sư. Mười hai đại thần tướng Dạ-xoa đã được thọ ký quả vị Chánh giác, và đã được liệt vào số 51 thiên thần trong mạn đà la của đức Phật Dược sư.
Thực hành theo đức Phật Dược sư là một pháp môn rất hiệu nghiệm để trị liệu cho bản thân và những người khác, và để chiến thắng những căn bệnh trong tâm như tham trước, sân hận và si mê. Nếu chúng ta tín phụng đức Phật Dược sư với đức tin thanh tịnh thì nhất định chúng ta sẽ nhận được hạnh phúc từ những thành tựu này.
Thích Thanh Hoà dịch
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Tâm chú Lăng Nghiêm có lợi ích vô cùng
Kiến thức 09:35 24/12/2024Nếu sáng sớm bạn tụng niệm Chú Lăng Nghiêm một lần, sau đó tụng tâm Chú 108 lần, thì sẽ được phước báu vô lượng vô biên. Cho nên nói, nếu bạn trì tụng Chú Lăng Nghiêm, thì đời sau sẽ đắc được giàu sang phú quý bảy đời.
Ngũ giới là gì?
Kiến thức 09:20 24/12/2024Sau khi chúng ta quy y Tam bảo, cần phải thực hành những lời Phật dạy, những giới điều để ngăn ngừa việc ác, thúc liễm thân tâm, trau dồi đạo đức, nhân cách của người Phật tử.
Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ
Kiến thức 16:17 23/12/2024Phật tử thực tập pháp môn tu Tịnh thì niệm Phật khi nào đạt chánh niệm, hoặc tu từ một đến 03 năm, có thể phát tâm gia hạnh thêm một vài pháp môn khác như là Mật, hay Thiền, chừng đó tâm không bị rối loạn.
Xem thêm