Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Duyên và Nghiệp

Khi đang bị Nghiệp chi phối, dù bạn có vùng vẫy muốn thoát ra nỗi khổ đó cũng khó mà thoát được. Chỉ trừ khi bạn biết tu tập, thấu đạt lý Nhân quả nghiệp báo, tự mình quán chiếu rồi công phu tu niệm và sám hối thường xuyên thì mới mong xoay chuyển được Nghiệp Quả.

Tình cảm gia đình cũng như tình cảm đôi lứa nam nữ là một loại tình cảm liên quan đến Nghiệp. Khi giữa bạn và một người có Nhân Duyên thì mới gặp nhau, nhưng ở lại bên nhau lâu hay mau còn tuỳ thuộc vào Nghiệp. Bao gồm trong chữ Nghiệp, ân cũng có, mà Oán cũng có. Ân thì gọi là ân tình, là Thiện Duyên, Oán thì gọi là Nghiệt Duyên vậy.

Nếu người đối xử tốt, lo lắng và yêu thương bạn nhiều, chứng tỏ họ đã nợ bạn ân tình trong kiếp nào đó. Nhưng nếu bạn yêu họ nhiều và luôn quan tâm họ nhưng họ vẫn làm khổ bạn hết lần này đến lần khác thì đó là vì kiếp xưa bạn đã vay ân tình của họ nên kiếp này khi đủ Duyên, bạn phải trả lại nợ xưa. Tất cả những khổ đau đều có nguyên nhân sâu xa của nó chứ không có điều gì là ngẫu nhiên cả.

Khi đang bị Nghiệp chi phối, dù bạn có vùng vẫy muốn thoát ra nỗi khổ đó cũng khó mà thoát được.

Khi đang bị Nghiệp chi phối, dù bạn có vùng vẫy muốn thoát ra nỗi khổ đó cũng khó mà thoát được.

Phát tâm tu, khi nghiệp quả đến có thay đổi từ nặng sang nhẹ không?

Trong Nghiệp Duyên hay hàm chứa OÁN nhiều hơn là ÂN, gặp nhau là để trả Nghiệp cho nhau. Khi Nghiệp Lực chiêu cảm, bạn thấy người bạn yêu như là cả thế giới của bạn, thậm chí họ quan trọng còn hơn cả cuộc đời của bạn. (Bởi vậy mới có rất nhiều người sẵn sàng chết vì người mình yêu ).

Dù họ đối xử với bạn ra sao bạn cũng chấp nhận, dù họ xấu-đẹp gì thì trong mắt bạn họ vẫn là người đẹp nhất, không ai thay thế được. Dù họ có làm khổ bạn bao nhiêu bạn cũng không thể rời xa họ, chính bạn cũng không hiểu tại sao và không thể nào thoát ra được cho đến khi bạn trả xong Nghiệp thì cảm thấy lòng mình nguội lạnh với đối tượng kia một cách không ngờ.

Khi Nghiệp đã dứt, nhìn lại quãng đường đã qua, bạn sẽ không hiểu tại sao lúc đó bạn lại khờ dại như vậy, tại sao bạn không sớm chia tay người từng làm khổ bạn, tại sao lúc đó bạn lại yêu họ tới mức quên mất phải yêu bản thân mình, để rồi bây giờ gặp lại bạn chẳng còn chút cảm xúc nào dành cho họ.

Duyên Nghiệp thật là luẩn quẩn và đáng sợ.

Duyên Nghiệp thật là luẩn quẩn và đáng sợ.

Người chết bất đắc kỳ tử, thì nghiệp quả sẽ ra sao?

Khi đang bị Nghiệp chi phối, dù bạn có vùng vẫy muốn thoát ra nỗi khổ đó cũng khó mà thoát được. Chỉ trừ khi bạn biết tu tập, thấu đạt lý Nhân quả nghiệp báo, tự mình quán chiếu rồi công phu tu niệm và sám hối thường xuyên thì mới mong xoay chuyển được Nghiệp Quả.

Duyên Nghiệp thật là luẩn quẩn và đáng sợ như vậy đó, nên khi hiểu rồi ta hãy cố gắng làm sao đừng gieo ân oán với ai trong kiếp hiện tại nữa, để sau này hoặc vị lai ta khỏi phải luân hồi gặp lại trả nợ cho ai..

- ''Từng đối mặt ngàn ngày sao chẳng nhớ

Chỉ một lần gặp gỡ khó mà quên!

- Tình cảm con người chính là một chữ Duyên

Biển đời rộng, riêng một người ta thấy.''

Là vậy đấy!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chung quanh vấn đề vãng sanh

Nghiên cứu 20:00 21/11/2024

Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Nghiên cứu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nghiên cứu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Nghiên cứu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Xem thêm