Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/09/2020, 14:18 PM

Ghi chép cho lễ Vu Lan PL.2564 - DL.2020

Hình ảnh lay động trái tim tôi trong ngày lễ là hình ảnh hai người con trên năm mươi tuổi dắt mẹ già tám mươi tám tuổi lưng còng sát đất xin được Quy Y Tam bảo. Hình ảnh quý Phật tử đột xuất xin ghi tên Quy Y để còn đi làm, đi học phương xa.

Một mùa Vu Lan đặc biệt

Tôi có được tình yêu đối với nhiều cảnh đời, bắt đầu từ tình yêu của mẹ dành cho tôi, mẹ tôi không sát sinh ăn chay một tháng 10 ngày, một năm thêm ba tháng nữa: Tháng giêng, tháng bảy và tháng mười. Từ lòng từ bi của mẹ sẻ chia nhắc nhở tôi về lòng từ bi.

Thương mẹ đã mất và thương lây đến chúng sinh thập loại, tôi rất chú ý đến ngày lễ Vu Lan – Báo hiếu rằm tháng bảy hằng năm. Khi còn ngôi chùa cũ, nhỏ và chật tôi đã tổ chức lễ Vu Lan ngoài trời, khi chùa trùng tu lại lễ Vu Lan chùa luôn tổ chức lễ cài bông hồng, cho các em Phật tử đọc đoản văn “bông hồng cài áo của Thiền sư Nhất Hạnh” đọc tác phẩm “một bông hồng cho cha của nhà văn Võ Hồng”….Trước buổi lễ tôi luôn chia sẻ pháp thoại về ân đức sinh thành, mỗi năm đến ngày lễ Vu Lan thập phương Phật tử về chùa rất đông đảo, năm nào cũng vậy lễ xong ở lại dùng cơm chay thân mật tại chùa.

Năm nay PL. 2564 – DL. 2020 do dịch bệnh covit chúng tôi không thư mời, không nhắc nhở, không đăng chương trình lên trang nhà www.chuabuuminh.vn, https://www.facebook.com/chuabuu.minh mà chỉ âm thầm tổ chức lễ, nhưng rồi tuy tiết tháng bảy trời lại quang mây tạnh, trùng ngày Quốc Khánh 2/9 thập phương Phật tử lại lục tục kéo về chùa làm lễ Vu Lan – Báo hiếu. Chúng tôi dự định không làm lễ “Bông hồng cài áo” nhưng đến giờ phút cận kề lễ, Phật tử lại cùng nhau làm bông hồng.

Buổi sáng rằm chúng tôi rất cảm động tấm lòng của các Phật tử, ngồi tụng kinh Vu Lan – Báo hiếu từ đầu đến cuối buổi lễ với tâm thành kính.

Buổi sáng rằm chúng tôi rất cảm động tấm lòng của các Phật tử, ngồi tụng kinh Vu Lan – Báo hiếu từ đầu đến cuối buổi lễ với tâm thành kính.

Mùa báo hiếu Vu lan trong dịch bệnh Covid-19

Trong bài giảng sáng rằm tháng bảy chúng tôi có nói một đoạn đại ý: “Tình cha mẹ vô cùng thiêng liêng mầu nhiệm, viết giỏi đến mấy cũng không diễn tả được hết tình cha mẹ, giảng thuyết hay cách mấy cũng không thể nào nói hết được tình cha mẹ, ví von kiểu gì cũng chỉ vậy thôi… đất rộng mênh mông, trời cao không cùng cũng không so sánh được ân tình cha mẹ. Chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mười tám năm ăn học trường thành, dựng vợ gã chồng rồi sinh con đẻ cái…..Những người con lại thương con của mình vô cùng tận, như ngày xưa ba mẹ đã từng thương yêu họ, và ba mẹ của họ thì bị lãng quên dần.

Không chỉ báo hiếu ngày Vu Lan, mà suốt đời chúng ta – những người con nên thương yêu cha mẹ như chúng ta đang thương con của chúng ta. Nước thì muôn đời chảy xuôi, nhưng hiếu đạo lại nhắc ta tìm cách cho nước chảy ngược về cội nguồn”.

Buổi sáng rằm chúng tôi rất cảm động tấm lòng của các Phật tử, ngồi tụng kinh Vu Lan – Báo hiếu từ đầu đến cuối buổi lễ với tâm thành kính.

Hình ảnh lay động trái tim tôi trong ngày lễ là hình ảnh hai người con trên năm mươi tuổi dắt mẹ già tám mươi tám tuổi lưng còng sát đất xin được Quy Y Tam bảo. Hình ảnh quý Phật tử đột xuất xin ghi tên Quy Y để còn đi làm, đi học phương xa.

Đạo pháp còn tồn tại ở thế gian này từ những buổi lễ Quy Y Tam Bảo, không còn người đến với đạo Phật xin Quy Y, đạo pháp sẽ vắng bóng ở thế gian này.

Các con đã gởi tin nhắn qua zalo cảm ơn Thầy đã truyền giới Quy Y cho, nơi đây Thầy xin được cảm ơn các con đã quay về nương tựa nơi Tam Bảo tu học, Thầy trò ta hãy cùng nâng đỡ nhau, thương yêu nhau cùng nhau tu học, cùng nhau giữ gìn đạo pháp, để cho đạo pháp mãi còn dài lâu ở thế gian này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm