Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 30/06/2023, 21:30 PM

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ tát khai thị niệm Phật

Người tuy có lòng tin, tuy thực hành hạnh niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng nếu tâm nguyện không chí thiết, thì chẳng khác chi người đi biển gặp được châu báu mà lần lựa về tay không, tất cũng luống nhọc công vô ích!

Đời nhà Minh, niên hiệu Sùng Trinh thứ mười sáu, có Bồ Tát dùng phương tiện giáng thần ở Ngô môn, tự xưng là Giác Minh Diệu Hạnh, thường khuyên dạy về Phật pháp. Đến năm Thuận Trị thứ tư đời nhà Thanh, do nhân duyên trước, ngài lại giáng đàn, tùy cơ nói pháp, khai diễn về môn Tịnh độ. Trước tiên, Bồ tát dùng lời kệ khai thị rằng:

Pháp yếu của chư Phật

Nhiệm mầu chẳng nghĩ bàn

Bởi pháp chẳng nghĩ bàn

Không thể diễn hết ý

Đấng cha lành Mâu Ni

Thương xót khắp quần sanh

Nói chỗ không thể nói

Dắt kẻ trước người sau.

Lại dùng phương tiện lạ

Chỉ rõ cõi Cực Lạc

Bảo phát nguyện vãng sanh

Vượt ngang ba đường ác.

Bởi Phật A Di Đà

Nguyện lớn nhiếp muôn loài

Như nghe danh thọ trì

Quyết sanh không còn nghi

Nếu người có đại lực

Tâm niệm thường chuyên nhất

Thành tựu tam muội sâu

Đường Tây phương như tin

Nay ta y thánh giáo

Tâm niệm thường chuyên nhất

Thương các ngươi mê lầm

Đây chẳng phải duyên nhỏ

Sắp diễn pháp lợi sanh.

Niệm Phật nhất tâm bất loạn được an lạc trong cuộc sống hiện tại

03

Lúc ấy các tín hữu trong đàn đều cung kính chắp tay yên lặng. Bồ Tát lại dạy tiếp:

Các người nên biết, môn niệm Phật đây đích thật là tâm tông của chư Phật, là con đường giải thoát thẳng tắt nhất của hàng nhân thiên. Nay các người tuy có lòng tin, tuy thực hành hạnh niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng nếu tâm nguyện không chí thiết, thì chẳng khác chi người đi biển gặp được châu báu mà lần lựa về tay không, tất cũng luống nhọc công vô ích!

Thuở xưa nếu ta không nhờ tâm nguyện chí thiết, thì đâu được như ngày hôm nay. Đời Minh Đế nhà Tấn, ta nguyên là một bần dân. Trong cảnh qúa nghèo khổ, duyên may được nghe biết Phật pháp, ta phát đại nguyện rằng: "Con vì túc nghiệp nên mới chịu qủa báo khổ cực này. Nếu hiện đời con không được thấy Phật A Di Đà, được sanh về cõi Cực Lạc để thành tựu tất cả công đức, thì dù cho xả thân, nguyện không thối chuyển".

Phát thệ rồi, trong bảy ngày đêm ta chuyên tinh nhớ niệm Phật không thôi nghỉ, liền được tâm khai, thấy Phật A Di Đà tướng tốt rực rỡ, ánh sáng soi khắp mười phương. Lúc ấy, trước Phật ta được nhờ ân thọ ký. Đến năm bảy mươi lăm tuổi, ta ngồi niệm Phật thoát hóa, vãng sanh về Tây Phương. Sau khi đắc qủa, bởi nguyện độ sanh sâu nặng, ta trở lại cõi này tùy phương tiện hiển hóa.

Từ đó, hoặc thị hiện làm thân tỳ kheo, hoặc làm thân cư sĩ, hoặc làm vua, hoặc làm quan, hoặc làm người nữ, hoặc làm kẻ ăn xin, hoặc ẩn hoặc hiện, hoặc thuận hoặc nghịch; đều tùy duyên nói pháp, dẫn dắt người mê. Nay ta lại vì các người chỉ rõ lẽ chánh tà, mở bày môn Tịnh Độ. Các ngươi phải một lòng một ý, bền tu pháp môn này, quyết định sẽ được lợi ích lớn, không còn sợ lầm lạc! Nếu kẻ nào tâm chí bền chắc, thì không đợi sau khi vãng sanh, mà trong đời hiện tại cũng được thấy Phật. Hãy nghi nhớ bài kệ sau đây của mà tu tiến:

Nói ít một câu chuyện

Niệm nhiều một câu Phật

Đánh chết được vọng niệm

Hiển pháp thân chân thật.

Trích trong: Tây Phương Xác Chỉ. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Xem thêm