Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Giải mã Thiền định về Lửa Tam muội Tumo trong Mật Tông Tây Tạng

Điểm rốt ráo của pháp tu nội hỏa là đạt sự chứng ngộ tối hậu về các hiện tượng như chúng vốn là. Đầu tiên con sẽ phát sinh hơi ấm. Hơi ấm dẫn đến hỷ lạc. Nhận ra được bản tánh của hỷ lạc, con sẽ nhận thấy tánh Không. Trong tánh Không, con trực nhận tánh chiếu soi rỗng rang của bản tâm.

Hơi ấm được khởi tạo trong thân. Hơi ấm cần thiết cho sự sống. Nó là một phần của sinh lực của chúng ta. Khi hơi ấm tàn, cuộc sống của chúng ta cũng tàn. Trường thọ chính là hơi ấm. Hơi ấm là ngọn lửa. Sinh lực của chúng ta thực sự là hơi ấm. Khi thức của chúng ta tách khỏi hơi ấm trong thân của chúng ta thì chúng ta sẽ chết. Cái chết trong thân xảy ra khi chúng ta mất đi hơi ấm của năng lượng sống. Bởi vậy, lợi lạc của việc hòa quyện thức với hơi ấm trong thân chính là sự trường thọ. Cũng vậy, khi con có hơi ấm, [con] sẽ có hỷ lạc. Khi con có được sự sáng rõ, con sẽ trực nhận được [trạng thái] vô niệm.

Bản tánh của lửa tam muội là hơi ấm. Bản tánh của hơi ấm là hỷ lạc. Bản tánh của hỷ lạc là tự tánh của tâm [tức chân tâm]. Milarepa đã chỉ dạy:

Trong tử cung mẹ, tánh Không an trú.

Trong tánh Không, hỷ lạc an trú.

Trong hỷ lạc, tánh sáng rõ an trú.

Do vậy, đầu tiên [con] sẽ có hỷ lạc. Trong hỷ lạc, con sẽ thấy tánh Không. Khi con trực nhận được tánh Không trong sự hỷ lạc, cũng sẽ có được tánh sáng rõ [hay tánh chiếu soi quang minh]. Tánh sáng rõ hay tánh chiếu soi bên trong này chính là [trạng thái] vô niệm. Trên phương diện này thì sẽ có [đồng lúc] sự hỷ lạc, tánh sáng rõ và [trạng thái] vô niệm.

Ngài Garchen Rinpoche bình giảng về Sáu Pháp Du Già của Naropa gần khu vực Đại Bảo Tháp ở Kathmandu – Nepal

Ngài Garchen Rinpoche bình giảng về Sáu Pháp Du Già của Naropa gần khu vực Đại Bảo Tháp ở Kathmandu – Nepal

Bài liên quan

Thông thường khi chúng ta có hỷ lạc, chúng ta sẽ không nhận ra được bản tánh của sự hỷ lạc đó. Người bình thường nghĩ rằng hỷ lạc đó chỉ đến từ người khác. Đối với các yogi như các thầy, các thầy có hỷ lạc thông qua việc áp dụng các phương tiện thiện xảo. Khi chúng ta làm cho dòng chảy của các niệm tưởng [miên man] trong tâm ngừng dứt thì sẽ có được một sự hỷ lạc tự nhiên. Ví dụ, khi gió thổi tan những đám mây nơi bầu trời, con có thể nhìn thấy bầu trời mở ra [bao la vô tận]. Để có được sự hỷ lạc chân thực, con phải làm cho dòng chảy của các niệm tưởng tham ái ngừng dứt. Khi các niệm dừng lại, bản tâm tự nó là hỷ lạc.

Người bình thường nghĩ rằng sự hỷ lạc [có được là do] đến từ một người khác. Ví dụ người nữ có thể nghĩ rằng sự hỷ lạc đến từ người nam. Còn người nam nghĩ rằng sự hỷ lạc đến từ người nữ. Với suy nghĩ như vậy, tất cả những loại độc như bám chấp và đố kỵ sẽ phát khởi. Khi chúng ta tu tập và buông bỏ những bám chấp vọng tưởng thì chúng ta sẽ nhận ra rằng, tâm – khi đã thoát khỏi các ý niệm tạo tác – thì tự nó là hỷ lạc. Sự hỷ lạc đó tương tự như sự hỷ lạc mà chúng ta nghĩ là đến từ bên ngoài chúng ta. Khi chúng ta trực nhận được điều này, chúng ta sẽ trực nhận được đại hỷ lạc, đại hỷ lạc của chân thân – đấy chính là pháp thân. Nơi chân thân tối hậu, khi đã thoát khỏi các ý niệm tạo tác thì tất cả các thực tánh đều sẽ phát khởi như một đại hỷ lạc.

Trong các hướng dẫn về Chakrasamvara có nói rằng thông qua kinh nghiệm hỷ lạc bình thường theo duyên hợp, chúng ta có thể trực nhận sự hỷ lạc vô niệm vượt ngoài duyên hợp. Đại hỷ lạc này không giới hạn ở thân vật lý duyên hợp. Bất kỳ khi nào chúng ta thiền định về bản tâm, chúng ta có thể kinh nghiệm sự hỷ lạc vượt ngoài duyên hợp này. Khi con đạt đến trình độ này, con sẽ có được sự [tự] kiểm soát và sự tự tại đối với hạnh phúc. Đến khi ấy, con sẽ không cần ai khác cả.

Tuy nhiên, việc đầu tiên cần luyện tập là khi con hợp nhất với một người khác, con có thể làm sống dậy kinh nghiệm đại hỷ lạc nơi thân. Kế đó, trong tâm của con, con có thể nhận thấy rằng, “Ồ, những gì mà sự hỷ lạc mạnh mẽ do duyên hợp có thể được cảm nhận là đây.” Rồi khi con nhìn sâu vào bản tánh của sự hỷ lạc đó, con sẽ thấy rằng sự hỷ lạc đó phát khởi đồng thời với tánh Không. Qua đó, việc này có thể thoạt chỉ ra cho con hiểu về kinh nghiệm của một sự hỷ lạc vô niệm vượt ngoài duyên hợp. Đó là tất cả những gì pháp giao hợp [với vị phối ngẫu] muốn nói đến.

Khi chúng ta thiền định về một ngọn lửa trong thân chúng ta, nó cho phép các khí vi tế của thân và tâm tập trung tại đó. Khi chúng ta hợp nhất năng lượng của lửa đến từ tâm của chúng ta với hơi thở đến từ thân thì những năng lượng này sẽ trở nên hòa hợp một cách nhanh chóng.

Khi chúng ta thiền định về một ngọn lửa trong thân chúng ta, nó cho phép các khí vi tế của thân và tâm tập trung tại đó. Khi chúng ta hợp nhất năng lượng của lửa đến từ tâm của chúng ta với hơi thở đến từ thân thì những năng lượng này sẽ trở nên hòa hợp một cách nhanh chóng.

Bài liên quan

Bản chất của thiền định nội hỏa là tập trung vào ngọn lửa bừng cháy. Một người không chỉ thiền định về điều này theo một cách thông thường. Thân thể của chúng ta đến từ cha và mẹ. Khi chúng ta lớn lên trong tử cung của mẹ, chân khí và sinh lực của mẹ đi vào người chúng ta qua rốn của chúng ta, do vậy mà rốn trở thành một nơi rất đặc biệt. Người ta nói rằng thông qua tinh chất trắng chúng ta nhận từ cha, chúng ta phát khởi cảm xúc ô nhiễm của tâm oán ghét và điều này tạo ra xương của chúng ta. Thông qua tinh chất đỏ chúng ta nhận từ mẹ, chúng ta phát khởi tham ái và điều này tạo ra máu và thịt của chúng ta.

Khi chúng ta thiền định về một ngọn lửa trong thân chúng ta, nó cho phép các khí vi tế của thân và tâm tập trung tại đó. Khi chúng ta hợp nhất năng lượng của lửa đến từ tâm của chúng ta với hơi thở đến từ thân thì những năng lượng này sẽ trở nên hòa hợp một cách nhanh chóng. Chính bởi điều này sẽ làm cho hơi ấm nhanh chóng gia tăng. Ví dụ, nếu con có một ngọn lửa nhỏ và con thổi vào nó thì ngọn lửa sẽ bùng lên. Theo cách này, thông qua thiền định về việc hợp nhất giữa ngọn lửa với hơi thở, con có thể khởi tạo hơi ấm rất nhanh và con không cần phải dựa vào bất kỳ nguồn cung cấp nào khác ở bên ngoài để làm thân con ấm lên. Hơi ấm sẽ đến từ bên trong.

Điểm thiền định là tại rốn. Nơi này là một nơi rất thiêng liêng trong cơ thể chúng ta – nơi chúng ta nhận được năng lượng của mẹ chúng ta. Đó là tại sao chúng ta lại thiền định về Kim Cang Du Già Phật Mẫu tại khu vực rốn. Trong pháp tu Đạo sư Du Già của Milarepa, chúng ta thiền định về ngài [Kim Cang Du Già Phật Mẫu] trong hình tướng của một chủng tự gốc Hri, bao bọc xung quanh bởi các chủng tự của bốn Thiên mẫu, là Ha, Ri, Ni, Sa. Trong pháp tu nội hỏa, chúng ta thiền định về Kim Cang Du Già Phật Mẫu trong hình tướng của một nét A sáng chói tại rốn hoặc dưới rốn. Sự gia trì của mẹ của chúng ta thực sự an trú trong thân người quý hiếm của chúng ta. Con có thể nhìn thấy dấu hiệu của sự gia trì đó qua hình thức của chiếc rốn của con. Khi chúng ta nén giữ hơi thở tại đó, qua việc sử dụng phương pháp thở bình, hơi thở sẽ hợp nhất với tâm của ta tại nơi này trên thân chúng ta. Hơi ấm sẽ được kích hoạt. Đây là tinh túy của pháp thiền nội hỏa.

Hơi ấm được khởi tạo trong thân. Hơi ấm cần thiết cho sự sống. Nó là một phần của sinh lực của chúng ta. Khi hơi ấm tàn, cuộc sống của chúng ta cũng tàn. Trường thọ chính là hơi ấm. Hơi ấm là ngọn lửa. Sinh lực của chúng ta thực sự là hơi ấm. Khi thức của chúng ta tách khỏi hơi ấm trong thân của chúng ta thì chúng ta sẽ chết. Cái chết trong thân xảy ra khi chúng ta mất đi hơi ấm của năng lượng sống. Bởi vậy, lợi lạc của việc hòa quyện thức với hơi ấm trong thân chính là sự trường thọ. Cũng vậy, khi con có hơi ấm, [con] sẽ có hỷ lạc. Khi con có được sự sáng rõ, con sẽ trực nhận được [trạng thái] vô niệm. Nếu một hành giả bình thường chỉ nghĩ về hơi ấm mà không sử dụng hơi ấm để trực nhận ra sự hỷ lạc cùng tánh chiếu soi và vô niệm, thì tất cả những gì họ cảm nhận được sẽ chỉ đơn thuần là một chút ít hơi ấm. Một trong những thành tựu của pháp tu nội hỏa chính là hơi ấm. Đây không chỉ có trong truyền thống đạo Phật. [Những người] trong các truyền thống khác tu tập dựa vào hơi thở và pranayama [luyện khí công] thì họ cũng có những thành tựu như vậy. Họ cũng có thể thành tựu tất cả các loại thần thông như có thể bay trong không khí và tương tự như vậy. Con cũng có thể đạt được những thành tựu như vậy bằng cách thực hành nội hỏa.

Đối với chúng ta, trong truyền thống Kim Cang thừa, chúng ta tìm kiếm thành tựu tối hậu. Do đó, việc đầu tiên là chúng ta phải phát sinh hơi ấm. Việc này cho phép tâm an trú một cách ổn định tại điểm đó [tại rốn] trên thân. Qua đó mà các giọt tinh chất vi tế hay là các chân dục khí sẽ gia tăng. Từ đó, hỷ lạc sẽ sinh khởi. Sau đó, con sẽ nhìn vào bản tánh [đích thực] của sự hỷ lạc đó. Con sẽ thấy ra rằng bản chất của sự hỷ lạc lại là tánh Không. Khi nhìn vào bản chất của tánh Không, con sẽ nhìn thấy tánh sáng rõ hay chiếu soi của tâm. Tánh sáng rõ hay chiếu soi – đó là tánh giác nguyên sơ vốn có của bản tâm. Tánh chiếu soi này là tự tánh tự-thấy tự-biết. Đây cũng được gọi là trí huệ nguyên sơ của tự tánh.

Đây không thuần túy chỉ là sự sáng rõ hoặc chiếu soi dựa trên khái niệm trong tâm. Thỉnh thoảng chúng ta có cảm nhận thấy tâm chúng ta trong suốt và sáng rõ. Đó không phải là những gì [chúng ta] đang nói tới ở đây. Ở đây, chúng ta đang nói về một tánh sáng rõ hoặc chiếu soi của chính việc tự nhận biết ra bản tâm. Nếu chúng ta không nhận ra được năng lượng nguyên sơ của tánh giác tự-thấy tự-biết ấy, thì chúng ta sẽ không hiểu được rằng nó là bất nhị. Mục đích [của chúng ta] là [đạt được] trí huệ bất nhị nguyên sơ. Chúng ta nghĩ về sự vật như [là các cá thể độc lập giữa] ta và người, nam và nữ. Mặc dù vậy, bản chất rỗng rang tột cùng của tâm mang tánh chiếu soi. Sự chiếu soi này chính là tự tánh rõ biết bất nhị. Khi trực nhận được trí huệ nguyên sơ bất nhị, chúng ta vượt khỏi ý niệm giữa ta và người. Khi con truy tìm bản tánh của sự tỉnh giác, con sẽ thấy rằng nó giống như tánh chất của không gian. Milarepa đã nói:

Trong chân thân tối hậu, không có sự khác biệt giữa không gian và tâm.

Khi con trực nhận được tâm như không gian và con mở mắt, con sẽ thấy rằng tất cả thực tại đều mở toang như không gian. Ý niệm về một thân vật lý của máu thịt sẽ vỡ tan như bong bóng. Những gì chúng ta nghĩ, cho rằng chúng ta là [thế này hay thế nọ], thực ra chỉ là tâm của chúng ta. Chúng ta nghĩ, “Bạn có tâm của bạn và tôi có tâm của tôi.” Tuy nhiên, chúng ta lại không nhìn thấy được bản tâm của [mỗi người] chúng ta là đồng như nhau. Khi chúng ta trực nhận được rằng tâm của chính chúng ta hệt như không gian, và chúng ta cũng trực nhận được rằng tâm của những người khác cũng như không gian, thì sẽ không còn sự nhị nguyên giữa ta và người. Không gian không mang tánh nhị nguyên.

Ví dụ, chúng ta có thể chia không gian thành không gian bên ngoài và không gian bên trong của một chiếc bình, nhưng rốt ráo, không thể tách lìa không gian được. Khi con trực nhận được điều này, con có thể hiểu được trí huệ nguyên sơ bất nhị. [Nhưng] khi con bị cuốn vào những niệm tưởng lan man, con sẽ không thể nhìn thấy được điều này. Khi con an trú trong trí huệ nguyên sơ bất nhị, tất cả các cảm xúc ô nhiễm và những niệm tưởng lan man sẽ trở thành bất khả phân với trí huệ nguyên sơ ấy. Mọi thứ đều trở thành trí huệ nguyên sơ. Khi tất cả trở thành trí huệ nguyên sơ, thì thậm chí nếu chúng ta có một cảm xúc sân hận mạnh mẽ, chúng ta cũng sẽ nhận ra rằng cảm xúc ấy đang tồn tại ngay chính nơi bản tánh tựa không gian của tâm ta. Chính sự nhận ra được bản tánh [đích thực] của cảm xúc ô nhiễm và của sự giận dữ cũng là sự mở toang của trí huệ nguyên sơ, và do nhận diện được bản tâm, mà cảm xúc ô nhiễm sẽ biến mất. Các cảm xúc ô nhiễm và trí huệ nguyên sơ là bất nhị. Không có sự khác biệt nào [giữa chúng]. Milarepa đã giảng dạy như thế.

Khi chúng ta có những ý niệm về mình và người thì chúng ta sẽ thấy cảm xúc ô nhiễm và trí huệ nguyên sơ như [có sự] tách biệt. [Nhưng] Đức Jigten Sumgön đã dạy rằng trên mặt rốt ráo tối hậu thì dòng chảy không gián đoạn của những niệm tưởng lan man cũng chính là một dòng chảy không gián đoạn của trí huệ nguyên sơ. Khi chúng ta trực nhận được trí huệ nguyên sơ bất nhị, thì chúng ta cũng sẽ trực nhận được rằng bản tánh của tất cả các niệm cũng chính là trí huệ nguyên sơ. Như nước với thức ăn. Nước được sử dụng trong tất cả thức ăn của chúng ta. Nếu chúng ta pha trà, trồng rau, làm bánh mì, v.v., thì nước luôn luôn là một phần của việc chế biến thức ăn của chúng ta. Không có một thức ăn nào mà không có một chút liên hệ gì với nước. Do vậy bản tánh của nước– thứ nước tạo thành một phần của các thức-ăn-niệm-tưởng trong tâm ta–là gì vậy? Nếu nhìn vào tâm ta, chúng ta sẽ thấy có một ý thức. Khi chúng ta nhận ra được bản tánh đích thực của nó như nó là, thì đó là trí huệ nguyên sơ, tánh giác nguyên sơ. Có nhiều thuật ngữ [được sử dụng để miêu tả] cho điều này. Tâm của tất cả chư Phật chính là sự trực nhận ra được tự tánh không gián đoạn của dòng tâm thức. Chúng sanh không nhận biết ra được dòng chảy này của nước, và họ lầm tưởng mọi hình tướng là thật có.

tam muoi 2

tam muoi 2

Đức Jigten Sumgön đã dạy rằng chư Phật chưa từng bao giờ [phải] giải thoát. [Vì] khi con hiểu được trạng thái vốn có của trí huệ nguyên sơ, thì mọi thứ khởi hiện đều [đã vốn] là Phật quả rồi. Hiểu được như vậy] thì đây chính là thấu hiểu được tinh túy của các giáo pháp của đức Phật. Bất kể thứ gì khởi hiện trong tâm thì rốt ráo [vốn đã] là Phật quả, mà Phật quả này cũng chỉ là tạm thời bị che chướng mà thôi. Mặc dù nước có thể trông như bị ô nhiễm, thậm chí ngay cả khi con tiểu xuống mặt đất thì về mặt tối hậu, vẫn còn có nước tinh khiết ở trong đó.

Nếu con hiểu được điều này thì con sẽ hiểu được rằng, chỉ là những che chướng tạm thời ngăn che không cho chúng ta nhận ra được bản tánh tối hậu đích thực của chúng ta mà thôi. Những che chướng tạm thời này là những niệm tưởng lan man. Chúng sẽ không bao giờ hết, cho đến tận khi con trực nhận ra được rằng chúng không có thực tánh. Khi con nhận ra được điều này, con sẽ hiểu được rằng, “trong suốt mọi thời gian, những niệm tưởng của tôi về mặt tối hậu đều là tinh túy của pháp thân.” Đây là những gì các Đạo sư dòng Kagyü giảng dạy. Điều này cũng được giải thích trong những giáo huấn Đại Viên Mãn (Dzogchen). Các niệm tưởng lan man chính là pháp thân [hiểu theo bản tánh tối hậu].

Điều này không phải là cái gì có thể đơn thuần nhận ra bằng ngôn từ. Bằng cách nói to lên [về điều này] thì các niệm tưởng lan man vẫn còn nguyên sức mạnh huyễn hóa của chúng. Tuy nhiên khi điều này được chứng ngộ từ bên trong thì con sẽ trực nhận ra được rằng các niệm tưởng lan man không có được một nền tảng đích thực nào để khởi sinh. Cũng chỉ vì nếu có một vũng nước tiểu trên mặt đất thì không có nghĩa là nước ấy bị ô uế hoàn toàn. Đức Jigten Sumgon đã dạy rằng dòng chảy không gián đoạn của các niệm tưởng chính là trí huệ nguyên sơ. Một người cần phải trực nhận được rằng ở mức độ rốt ráo tối hậu thì các niệm tưởng đều an trú chính nơi bản tâm. Nếu [hiểu ra] bản tâm chính là pháp thân, thì con sẽ trực nhận ra được rằng các niệm tưởng sẽ không có chỗ nào khác để đi. Một cách rốt ráo, chúng không thể rời khỏi pháp thân.

Nếu con không hiểu được điều này [mà lại] bám chấp vào các hiện tượng như thực có, thì nước tinh khiết của bản tâm sẽ trở thành [đông cứng] như nước đá. Đây là tảng băng của những suy nghĩ, [cho rằng] “Tôi hiện hữu và bạn hiện hữu. Chúng ta là [các cá thể] tách biệt.” Nếu bạn nói điều tử tế với tôi, tôi sẽ nghĩ, “Thật là một lời nói tử tế dễ chịu. Bạn thật là một người tốt bụng.” Nếu bạn nói những điều tệ hại với tôi, tôi sẽ nghĩ, “Làm sao bạn có thể nói lời lẽ thậm tệ như vậy. Bạn bị làm sao vậy.”

Do vậy mà chúng ta trở nên giận dữ, và mọi việc sẽ trở thành là như vậy khi chúng ta bám chấp vào các hiện tượng như là thực có. Bám chấp vào những niệm tưởng lan man, chúng ta kinh nghiệm trạng thái như tảng nước đá đóng băng của luân hồi. Một khi chúng ta hiểu được chân tướng của các hiện tượng như chúng thực sự là, và sau đó thậm chí nếu ai đó có nói những điều tồi tệ với ta, thì ta sẽ nhìn vào người đó và nghĩ rằng, “Người này đang tạm thời bị che chướng nên không trực nhận được chân tướng đích thực, do vậy nên [người đó] đã nói những điều tồi tệ.” Khi chúng ta trực nhận được chân tướng đích thực thì bất kể ai đó có nói hay làm gì thì chúng ta cũng không bị ảnh hưởng. Bất kể dù người khác có bị đông cứng trong cảm xúc ô nhiễm của họ như thế nào chăng nữa, thì chúng ta cũng không bao giờ trở thành nước đá [đông cứng]. Khi con đạt đến được trạng thái này, con trở thành một phần của tăng đoàn Bồ tát tôn quý.

Điểm rốt ráo của pháp tu nội hỏa là đạt được sự chứng ngộ tối hậu về các hiện tượng như chúng [vốn] là. Đầu tiên con sẽ phát sinh hơi ấm. Hơi ấm dẫn đến hỷ lạc. Nhận ra được bản tánh của hỷ lạc, con sẽ nhận thấy ra tánh Không. Trong tánh Không, con trực nhận tánh chiếu soi rỗng rang của bản tâm.

Garchen Rinpoche bình giảng về Sáu Pháp Du Già của Naropa

Gần khu vực Đại Bảo Tháp ở Kathmandu – Nepal, vào tháng 8 năm 2012,

sau chuyến nhập thất của Ngài tại Lạp Chi. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Nghiên cứu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nghiên cứu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Nghiên cứu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Phạm vi cõi Cực lạc

Nghiên cứu 20:45 18/11/2024

Với pháp môn Niệm Phật, bất luận là bậc đại đức bác thông tam tạng hay là hạng độn căn tối dạ một chữ không học, hễ cứ nhất tâm chuyên niệm, dứt trừ được các mối nghi thì thảy đều được vãng sanh, không bỏ sót một ai.

Xem thêm