Thứ sáu, 28/06/2019, 20:00 PM

Bí pháp Lửa Tam muội và Hỏa quang Tam muội

Theo kinh sách truyền tụng trong Phật Giáo, thường nói nhiều về các loại Tam Muội. Một trong những loại Tam Muội đó có tên là Hỏa Diệm Tam Muội, hay còn gọi là Hỏa Sanh Tam Muội, cũng gọi là Hỏa Quang Tam Muội, tức là loại đại định tung ra lửa.

Ðức Phật cũng đã từng nhập pháp Tam Muội nầy, từ trong thân ngài xuất ra thứ lửa mạnh để hàng phục giống rồng độc. "Đức Phật vào trong hang động, hỏa long nghe hơi lạ bèn bay ra, phun khói độc vào Ngài. Nhưng khi khói độc gần đến chỗ Phật thì bay ngược trở lại. Hỏa long bèn phun lửa, nhưng khi lửa gần đến chỗ Phật thì cháy ngược trở lại hỏa long. Đức Phật bèn nhập định Hỏa quang tam muội hóa lửa cháy sáng cả hang động, lửa của hỏa long bị đẩy lùi. Đức Phật từ bi bảo với nó: “Ngươi đã thấy phép thuật của ngươi còn thấp kém chưa?” Đức Phật bèn đưa bình bát ra và nói: “Ngươi hãy vào đây để tránh lửa”. Hỏa long vội thu mình bay vào trong bát của Đức Phật.

tam muội hàng rắn
Bài liên quan

Vậy lửa tam muội là gì? Huyền thoại hay thực chứng? Phái YoGa và các Minh Sư Tây Tạng đã chứng tỏ những gì về lửa Tam Muội?

Lửa Tam Muội tiếng Tây Tạng là Toumo, có nghĩa là nhiệt, song đây không phải là thứ nhiệt thông thường, mà là Tâm Nhiệt (psychicheat). Trong phép tu tiên của các đạo gia Trung Hoa cũng nói đến lửa Tam Muội.

Trong sách Chân Tiên Bí Truyền Hỏa Hậu Pháp có viết:

- Tâm là quân hỏa, nên gọi là thượng muội.  Thân là thần hỏa nên gọi là trung muội. Bàng quang là dân hỏa nên gọi là hạ muội. Tam khí tụ nên sinh ra lửa gọi là lửa Tam Muội. Theo lời giáo huấn bí truyền của các minh sư Ấn Ðộ và Tây Tạng thì lửa Tam Muội (Toumo) rút ra từ Prana, Prana là cái bình vô tận của thiên nhiên để nạp vào cơ thể, để từ đó biến thành một thứ năng lượng tinh tế, sản xuất ra một thứ tâm nhiệt thần diệu, chuyển vận để sưởi ấm toàn thân. Ở mức tu tập cao có thể phát ra ngọn lửa.

Năm 1996, Swani Dhiredra Brahmachari, thầy hướng dẫn luyện tập cho cố thủ tướng M. Nehru, được mời sang Liên Xô (cũ) trình bày về kỹ thuật YoGa cho các phi hành gia học hỏi. Ông đáp máy bay Air India xuống sân bay Moskva giữa mùa đông băng giá. Các viên chức Nga trong những bộ quần áo, mũ, găng tay bằng lông thú đứng đón ông tại sân bay. Khi mọi người chuẩn bị ra cầu thang máy bay đón tiếp vị khách quí thì đã thấy ông hiện ra ở khung cửa phi cơ, nhưng kỳ lạ thay, chỉ với bộ quần áo choàng, mỏng manh, nhìn rõ cả màu da mà vị khách Ấn Ðộ vẫn cảm thấy thời tiết bình thường.

Một người trong ban nghi lễ vội chạy lên đưa cho nhà Yoga Brahmachari một chiếc áo choàng lông. Ông mỉm cười đáp lễ: Xin cảm ơn! Tôi tự tạo được nhiệt bên trong (lửa tam muội) khi cần đến.

David Neel, nhà thám hiểm Pháp nổi tiếng, là người Âu Châu đầu tiên đã đột nhập được vào cấm thành Lhasa Tây Tạng. Neel thông thạo tiếng Pali, Sanskrit và tiếng Tây Tạng.... và được các Lạt Ma truyền dạy cho những nghi lễ bí truyền nhất của Tây Tạng.

Nhiều nhà thám hiểm Âu Châu cũng được tận mặt nhìn thấy các pháp sư Tây Tạng mình trần sống heo hút trên đỉnh Himalaya tuyết phủ. Các Yogi Ấn Ðộ cũng là những người nắm vững bí pháp Lửa Tam Muội.

Nhiều nhà thám hiểm Âu Châu cũng được tận mặt nhìn thấy các pháp sư Tây Tạng mình trần sống heo hút trên đỉnh Himalaya tuyết phủ. Các Yogi Ấn Ðộ cũng là những người nắm vững bí pháp Lửa Tam Muội.

Trong tác phẩm Huyền Thuật Và Các Pháp Sư Tây Tạng có kể một chuyện lạ lùng như sau:

- Vào một đêm trăng sáng, gió thổi mạnh các Yogi (Yogi là người luyện tập Yoga) tự nhận là có thể chịu được những thử thách khắc nghiệt, đã cùng với minh sư của mình lặng lẽ đi về phía bờ sông băng giá...các Yogi tham dự cuộc thi mình trần, ngồi xếp bằng trên mặt nước đóng băng. Người ta khoét một lỗ băng rộng bằng cái mâm, nhúng những cái chăn xuống nước, đợi cho tới khi đông cứng mới kéo lên. Mỗi người dự thi nhận một chiếc chăn, cuốn vào mình rồi làm cho nước đá tan ra và chiếc chăn dần dần trở nên khô kiệt. Lúc này người ta lại lấy chăn ra nhúng nước và người dự thi lại cuộn lên mình. Cứ như thế cuộc thi kéo dài cho đến lúc mặt trời mọc. Ai là người làm khô được nhiều chăn nhất sẽ là người thắng cuộc và được vinh dự mang danh hiệu: KẺ NẮM VỮNG BÍ PHÁP LỬA TAM MUỘI.

Một thử thách nữa minh chứng rằng các Yogi đã nắm vững bí pháp Lửa Tam Muội. Họ để các Yogi ngồi vào tuyết. Khối lượng và diện tích tuyết tan ở xung quanh chỗ ngồi cho biết các Yogi đã nắm vững bí pháp này đến chỗ nào.

Một thử thách nữa minh chứng rằng các Yogi đã nắm vững bí pháp Lửa Tam Muội. Họ để các Yogi ngồi vào tuyết.

Một thử thách nữa minh chứng rằng các Yogi đã nắm vững bí pháp Lửa Tam Muội. Họ để các Yogi ngồi vào tuyết.

Bài liên quan

Nhiều nhà thám hiểm Âu Châu cũng được tận mặt nhìn thấy các pháp sư Tây Tạng mình trần sống heo hút trên đỉnh Himalaya tuyết phủ. Các Yogi Ấn Ðộ cũng là những người nắm vững bí pháp Lửa Tam Muội.

Tiến sĩ Evans Wentz người đã từng sống nhiều năm với các minh sư Tây Tạng và Ấn Ðộ cũng kể rằng:

- Vào mùa hè năm 1918, tôi có đi hành hương vài tuần với một nhóm tu sĩ khổ hạnh Ấn Ðộ. Chúng tôi gặp nhau ở Srinaga. Tại đây, hòa vào đám hành hương đông đảo từ khắp nơi trên đất Ấn tu họp lại, đàn ông, đàn bà thuộc nhiều đẳng cấp, chúng tôi cũng lên đường nhắm hướng vùng băng tuyết trên dãy Himalaya thuộc xứ Cachemire. Chúng tôi tới nơi hành hương tôn nghiêm đã được sùng kính từ nhiều thế kỷ nay, đó là động Amar Nath trong đó thờ dương vật (Linga) của thần Siva, tạc bằng nước đá.

Một tu sĩ khổ hạnh không mặc một thứ quần áo gì khác ngoài mảnh vải quấn ngang hông, ngay cả khi lên độ cao 300 mét, ban đêm gió lạnh thấu xương, giá lạnh từ những vùng tuyết phủ đổ xuống. Ngay cả lúc đi qua những vùng băng tuyết, một số tu sĩ khổ hạnh vẫn mình trần và họ vẫn cứ giữ như thế cho tới khi kết thúc cuộc hành hương. Thì ra, cũng giống như các pháp sư Tây Tạng, các Yogi Ấn Ðộ đã nắm vững bí pháp Lửa Tam Muội.

Tôn Giả Ca Diếp vừa lạy xong ba lạy và đứng lên thì hỏa đàn tự nhiên bốc lửa...

Tôn Giả Ca Diếp vừa lạy xong ba lạy và đứng lên thì hỏa đàn tự nhiên bốc lửa...

Mới nghe qua danh từ Hỏa Diệm Tam Muội, chúng ta không khỏi hoài nghi, nhưng với chứng nghiệm của Ðạo Sư Brahmachari và của những nhà thám hiểm David Neel, Evans Wentz thì Tam Muội Hỏa là có thật.

Sau hết, đoạn văn sau đây được trích từ Theo gót chân Bụt trong tác phẩm Ðường Xưa Mây Trắng của Thiền Sư Nhất Hạnh, khi Tôn Giả Ca Diếp dùng Lửa Tam Muội để châm lửa hỏa đàn trong lễ trà tỳ:

- Mặt trời vừa đứng bóng thì Tôn Giả Ca Diếp (Mahakassapa) và đoàn khất sĩ tới được đền Makuta-Bandhara, nơi dựng hỏa đàn của lễ trà tỳ. Tới nơi, Tôn Giả Ca Diếp trật áo tăng già lê bên vai phải, chắp tay, cung kính và im lặng đi nhiễm quanh hỏa đàn ba lần. Rồi Tôn Giả Ca Diếp dừng lại, chắp tay hướng về nhục thân Bụt để lạy xuống. Năm trăm vị khất sĩ đi theo cũng đồng thời lạy xuống. Tôn Giả Ca Diếp vừa lạy xong ba lạy và đứng lên thì hỏa đàn tự nhiên bốc lửa...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm