Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Giáo dục đạo đức cho con ngay từ thuở bé như thế nào?

Trẻ em là những mầm non, những thế hệ đang và sẽ trở thành bộ mặt cho tương lai của đất nước, chúng ta là những bậc trưởng bối cần phải chung tay để xây dựng một thế hệ đầy lòng yêu thương, biết chia sẻ, hy sinh cho người khác.

 >>Kiến thức

Lần tìm trên các trang báo giấy, hay báo mạng không khó để tìm thấy những vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay về việc như: đánh chém, trộm cướp, giết người…. Mà các đối tượng phạm tội đa số là từ 14 – 25 tuổi. Các đối tượng này tuổi đời còn rất nhỏ, đáng nhẽ ra các em phải đang được thừa hưởng một nền giáo dục tốt tại ghế nhà trường và sự yêu thương bồi đắp từ phía gia đình. Vậy mà, biết bao vụ án thương tâm xảy ra chỉ từ những giận hờn nhỏ nhặt, hay chỉ vì ham muốn có tiền chơi game mà các em sẵn sàng trộm và cướp đi tính mạng người khác. Nguyên nhân từ đâu và chúng ta cần phải làm gì để có thể sửa chữa cũng như vun vén, đào tạo những thế hệ trẻ, những mầm non đang và sẽ trở thành bộ mặt cho tương lai đất nước Việt Nam?

le-phat-day-con

Giáo dục con từ nền tảng của gia đình

Bài liên quan

Từ xưa đến nay, việc nuôi dưỡng con người được ví như trồng một cái cây, cây có đơm hoa, kết trái hay không thì tùy vào người chăm sóc. Trẻ nhỏ cũng như một hạt giống, chúng cần được vun vén, tưới tiêu bằng những yêu thương, những bài học nhân văn mà chúng ta, là những thế hệ đi trước phải có nhiệm vụ truyền đạt, chỉ dạy. Khi nhìn thấy, một xã hội đầy rẫy những tệ nạn mà đối tượng phạm tội lại quá nhỏ. Vừa trách lại vừa thương chúng, khi nền tảng đạo đức mỏng manh, mái ấm gia đình không vững chắc thì làm sao hình thành tốt một nhân cách con người ?

Đức Phật dạy rất đúng: “Cách giáo dục con cái tốt nhất không bằng lời nói mà bằng chính hành động của ta. Khi ta nói điều gì đó để người khác tin tưởng và nghe ta thì ta phải làm và thực hành trước những gì ta nói, phải sống đúng như những gì ta khuyên thì lời nói ta mới có giá trị”. Vậy chúng ta, là những bậc trưởng bối đã làm được những gì? Hay chỉ nói qua loa lý thuyết với con cái, rồi dồn tất cả thời gian vào cơm – áo – gạo – tiền. Đúng là cuộc sống thì cần ăn, cần mặc, nhưng nếu chỉ có như vậy thì dường như chúng ta không đang sống mà chỉ đang tồn tại.

Đức Phật dạy: “Cách giáo dục con cái tốt nhất không bằng lời nói mà bằng chính hành động của ta. Khi ta nói điều gì đó để người khác tin tưởng và nghe ta thì ta phải làm và thực hành trước những gì ta nói, phải sống đúng như những gì ta khuyên thì lời nói ta mới có giá trị”.

Đức Phật dạy: “Cách giáo dục con cái tốt nhất không bằng lời nói mà bằng chính hành động của ta. Khi ta nói điều gì đó để người khác tin tưởng và nghe ta thì ta phải làm và thực hành trước những gì ta nói, phải sống đúng như những gì ta khuyên thì lời nói ta mới có giá trị”.

Bài liên quan

Sẽ có nhiều người nói: “Không cắm đầu vào làm việc thì lấy cái gì cho con cái no đủ”. Điều này là đúng, tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh, để tạo nên một thế hệ trẻ có trái tim yêu thương, biết lắng nghe, biết giúp đỡ người khác thì nhiệm vụ của chúng ta không dừng lại ở việc kiếm tiền mà còn ở việc dành thời gian bên con cái, khuyên răn, dõi theo từng bước con đi. Và quan trọng hơn hết, chúng ta phải luôn là tấm gương cho thế hệ trẻ nói chung và con cái ta nói riêng. Đừng để “quả’ xấu đến thì mới ân hận vì sao khi xưa chúng ta đã không vun đắp “nhân” lành ?

Ông bà ta ngày xưa có câu "trẻ con như tờ giấy trắng". Chính chúng ta, các bậc phụ huynh, người trông nom các em sẽ tô vẽ vào tờ giấy trắng ấy một bức tranh đẹp hay những vết nguyệch ngoạc xấu xí. Vì vậy, ngay từ giây phút này, các bậc đang và sẽ là Cha Mẹ hãy nhắm mắt lại và nghĩ đến con cái mình, xem mình đã làm trọn vẹn bổn phận của thế hệ đi trước hay chưa? Và sẽ phải làm gì tiếp theo cho con cái – thế hệ tiếp nối chúng ta – có một nhân cách đẹp và biết sống có ích cho xã hội.

Đức Phật dạy La Hầu La - con trai của Ngài như thế nào?

271

“Lúc lên tám tuổi, La Hầu La đã có lần nói dối, Đức Phật đã đến tìm con. La Hầu La lấy ghế mời cha ngồi, rồi mang đến một thau nước cho cha rửa chân. Sau khi rửa chân xong, Đức Phật hỏi:

“Này, La Hầu La, con có thấy chút nước còn lại trong cái thau này không?”

“Dạ, con có thấy” – La Hầu La thưa.

“Đời của một người tu cũng chỉ đáng bằng một chút nước này thôi, nếu như người đó cố tình nói dối.”

Lúc này mặt La Hầu La đỏ lên bối rối.

Sau đó, Đức Phật hất đổ hết nước trong thau ra và nói: “Đời của một người tu cũng đáng vất bỏ đi như này nếu như người đó cố tình nói dối.”

Xong, Đức Phật lật cái thau úp xuống và nói: “Đời của một người tu sẽ trở nên đảo lộn như này nếu như người đó cố tình nói dối.”

Và, để nhấn mạnh thêm nữa, Đức Phật lật ngửa cái thau trở lại và nói: “Đời của một người tu cũng trở nên trống rỗng như cái thau này nếu như người đó cố tình nói dối.”

Sau đó Ngài dạy con: “Đối với một người cố tình nói dối, không có một tội lỗi xấu xa nào mà người đó không thể làm. Vì vậy, La Hầu La, con hãy tập đừng bao giờ nói dối, cho dù đó là một lời nói đùa.”

HInh-Duc-Phat-day-LHL
Bài liên quan

Không trừng phạt hay la mắng to tiếng nhưng Đức Phật đã giúp La Hầu La nhận rõ đúng sai chỉ bằng những lời nói từ tốn, nhẹ nhàng. Sau đó Ngài còn chỉ dạy con cách suy xét trong mọi hành động của mình:

“Cái gương dùng để làm gì?” – Ngài hỏi.

“Bạch Đức Thế Tôn, gương dùng để soi” – La Hầu La đáp.

Đức Phật lại dạy: “Trong khi chuẩn bị làm điều chi bằng thân, khẩu, ý, con phải quán chiếu: hành động này có gây tổn hại cho mình hoặc cho kẻ khác không. Nếu, sau khi suy xét, con thấy rằng hành động đó sẽ có hại, thì con hãy đừng làm. Còn nếu con thấy rằng hành động đó có ích lợi cho con và cho kẻ khác, thì con hãy làm.”

Dạy con lòng từ bi, nhân hậu khi soi xét, quán chiếu sự việc nếu có lợi cho người thì làm, không thì ngưng hành động đó lại.

Dạy con lòng từ bi, nhân hậu khi soi xét, quán chiếu sự việc nếu có lợi cho người thì làm, không thì ngưng hành động đó lại.

Dạy con theo phương pháp của Đức Phật

Từ thời Đức Phật, Ngài đã chú trọng trong việc giáo dục con cái từ thuở nhỏ. Không hề gây căng thẳng cho La Hầu La mà Ngài lựa chọn đúng thời điểm cùng ngôn từ dễ hiểu mà sâu sắc giúp La Hầu La nhận rõ được lỗi lầm mà từ đó sửa chữa, hoàn thiện nhân cách. Lời dạy trên của Đức Phật cũng không rạch ròi việc đúng – sai trong cuộc sống, mà Ngài dạy con lòng từ bi, nhân hậu khi soi xét, quán chiếu sự việc nếu có lợi cho người thì làm, không thì ngưng hành động đó lại. Vì hơn ai hết, Đức Phật là bậc Thầy của nhân loại, ngài hiểu rõ “nhân” nào mang trái tốt để chỉ dạy cho những người con của Ngài.

Phương pháp dạy con của Đức Phật, khiến chúng ta tin tưởng và cần gieo vào tâm hồn trẻ nhỏ những hạt giống của bi mẫn, vị tha. Và chúng ta – là Cha Mẹ – là thế hệ đi trước phải là gương tốt thì con cái mới noi theo được. Chúng ta hãy cùng suy ngẫm và chung tay tạo nên những thế hệ trẻ tương lai đầy lòng yêu thương, biết chia sẻ, hy sinh cho người khác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Phật pháp và cuộc sống 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Phật pháp và cuộc sống 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Ra đi để biết nẻo về

Phật pháp và cuộc sống 13:50 01/11/2024

Có một cô bé vì làm quấy nên bị mẹ quở mắng, cô cãi lại mẹ rồi tức giận bỏ nhà ra đi. Cô đi lang thang từ sáng đến tối mà chẳng biết về đâu, bụng đói meo vì không có gì bỏ vào cả, trong túi của cô cũng chẳng có tiền.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Phật pháp và cuộc sống 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Xem thêm