Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 17/10/2016, 09:15 AM

Giỗ tổ Thiền sư Khương Tăng Hội - vị sư khai sáng dòng thiền Việt Nam

Ngày nay, các thiền viện, các dòng phái thiền tại Việt Nam ngày một phổ biến bởi giá trị nhân văn của nó. Một dòng thiền lớn tại Việt Nam được nhiều người biết tới đó là thiền phái Trúc Lâm với sự khai sáng của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tuy nhiên, người đầu tiên đưa dòng phái thiền vào Việt Nam lại là một vị thiền sư khác, Ngài chính là Thiền sư Khương Tăng Hội – sư Tổ của dòng phái thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 11.


Ngày 15 tháng 09 (Âm lịch) hàng năm là ngày giỗ của Tổ sư Khương Tăng Hội, nhân dịp này, thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đã thành kính tổ chức lễ giỗ tổ với những nghi lễ trang nghiêm. Buổi lễ giỗ tổ có sự góp mặt đông đảo của các thiền viện, các để tử dòng phái thiền trong cả nước.
 
Tổ sư Khương Tăng Hội, tổ tiên là người Khương Cư (Sogdiane, Bắc Ấn), mấy đời ở Thiên Trúc, cha nhân buôn bán dời đến Giao Chỉ (Việt Nam). Năm lên 10 tuổi, song thân đều mất, sau khi chịu tang xong, Ngài xuất gia, siêng năng hết mực. Sử liệu đã ghi: “Tổ là người rộng rãi, nhã nhặn, có tầm hiểu biết, dốc chí hiếu học, rõ hiểu ba tạng, xem khắp sáu kinh, thiên văn đồ vỹ, phần lớn biết hết, giỏi việc ăn nói, lanh việc viết văn”.

Vào cuối đời nhà Hán thời Tam Quốc (190 – 260), Trung Quốc xảy ra chiến tranh và loạn lạc, nhiều tăng sĩ, thiện tri thức phải rời bỏ kinh đô Lạc Dương đến Giao Châu tị nạn, trong đó có đệ tử cư sĩ của pháp sư An Thế Cao (người nước An Tức, thuộc Bắc Ấn Độ) là Trần Tuệ, Hàn Lâm. Tổ mời hai vị này cùng tham gia dịch thuật, chú giải kinh điển. Tổ thành lập đạo tràng, huấn luyện tăng chúng, phiên dịch kinh điển tại Trung tâm Luy Lâu (chùa Dâu, chùa Pháp Vân, chùa Phi Tướng… thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay). 
Quý thầy cùng phật tử thành kính tri ân công lao của Tổ sư Khương Tăng Hội
Do đó có thể nói Tổ đã góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 11. Đến thế kỷ thứ 9 khi thiền sư Hiện Quang lên núi Yên Tử tu hành, tiếp theo là các Thiền sư Đạo Viên, Đại Đăng sau này trở thành quốc sư, thì Trung tâm Phật giáo thứ III ở Yên Tử bắt đầu hình thành cho đến khi vua Trần Nhân Tông lên núi Yên Tử tu hành ngộ đạo, khai sáng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, thì trung tâm này trở nên cực thịnh…Các đời tổ tiếp theo của dòng thiền Trúc Lâm là tổ sư Pháp Loa và tổ sư Huyền Quang.
 
Theo Phí Trường Phòng viết trong Lịch Đại Tam Bảo ký và sử liệu cho biết: Những tác phẩm Tổ đã chú giải gồm các kinh: Kinh tiểu phẩm Bát Nhã, kinh Duy Ma Cật, kinh Đại Niết Bàn, kinh A Di Đà, kinh Đại An Ban Thủ Ký, kinh Ấm Trì Nhập. 

Hoà thượng Thích Nhất Hạnh đã nhận định “Tư tưởng thiền của thầy Tăng Hội là tư tưởng thiền Đại Thừa, đi tiên phong cho cả tư tưởng Hoa Nghiêm và Duy Thức. Tuy nhiên, thiền pháp của Thiền sư Tăng Hội rất thực tiễn, không hề để thiền giả bay bổng trong vòm trời lý thuyết…”

Qua bài kệ của Tôn Xước, một sĩ phu thời Đông Ngô đề tặng trên tranh tượng của Tổ đã cho chúng ta thấy con người và nhân cách vĩ đại của Tổ:
“ Lặng lẽ một mình đó là chất khí.
Tâm không bận bịu tình không vướng mắc.
Đêm đen soi đường lay người vướng mắc.
Vượt cao, đi xa thoát cõi tục.”
Khoá lễ hoàn mãn lúc 10h30.


Phong Phạm

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Đoàn chư Tăng Phật tử chùa Rachathiwat Wihan Buddhist Sunday Center viếng chùa Tam Bảo

Trong nước 17:00 29/03/2024

Trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn TP.Đà Nẵng 19.2, vào sáng ngày 28/03/2024 Đoàn chư Tăng Chùa Rachathiwat Wihan Buddhist Sunday Center và Vũ đoàn Múa Nora Thái Lan đã đến tham quan một số danh lam thắng cảnh tại thành phố Biển Đà Nẵng xinh đẹp, đoàn đã đến viếng thăm chùa Tam Bảo tại quận Hải Châu.

Tiền Giang: BTS kết hợp Sở NN&PTNN tỉnh phóng sanh tại khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười

Trong nước 14:58 28/03/2024

Sáng ngày 28/03/2024, nhân kỷ niệm 65 năm ngày Truyền thống ngành thủy sản Việt Nam (ngày 01/04/1959 - 01/04/2024), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) tỉnh Tiền Giang kết hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh thả hơn 2 tấn cá giống tại khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Hoàn cảnh bi thương của nam sinh lớp 8 bị hành hung chấn thương sọ não

Trong nước 14:34 28/03/2024

Bố mất vì tai nạn lao động, nam sinh lớp 8 và mẹ vừa chuyển hộ khẩu về quê ngoại ở huyện Cẩm Khê được vài tháng, chưa kịp về ở hẳn nay đã phải đối diện với cửa tử vì bị đánh đến chết não, hi vọng sống mong manh.

Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh sẽ diễn ra lần đầu tiên trên đỉnh thiêng Fansipan vào ngày 28/3

Trong nước 17:10 27/03/2024

Vào ngày 28/3 (nhằm ngày 19/2 âm lịch), Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh sẽ được tổ chức thiêng liêng lần đầu tiên tại quần thể tâm linh Fansipan với nhiều hoạt động và nghi thức ý nghĩa. 

Xem thêm