Thứ bảy, 10/09/2022, 23:07 PM

Giới thiệu kho mộc bản của Phật giáo xứ Huế

828 bản khắc gỗ của Phật giáo xứ Huế vừa được giới thiệu, trong đó có Bộ mộc bản Kim Cang bát nhã ba la mật đa tâm kinh khắc dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu.

Buổi ra mắt Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam tại Huế chiều 9/9 đã giới thiệu kho mộc bản lớn nhất của Phật giáo xứ Huế với 828 bản khắc gỗ trên hơn 1.300 mặt khắc. Đây là những mộc bản được sưu tập ở các tổ đình và cổ tự danh tiếng xứ Huế như chùa Kỳ Viên, Đức Sơn, Thiền Lâm, Viên Thông, Thuyền Tôn, Báo Quốc, Bảo Lâm, Ba la mật...

Nội dung trên các bản gỗ khắc gồm: Kinh, luật, luận, trước tác, phái điệp quy y, tranh đồ họa cổ. Bộ mộc bản Kim Cang bát nhã ba la mật đa tâm kinh có niên đại năm Chính Hòa thứ 19 (1698) dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Đây là bộ ván khắc có niên đại cổ nhất của Phật giáo xứ Huế và miền Trung được tìm thấy thời điểm này.

Mộc bản Phật giáo được trưng bày tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế. Ảnh: Võ Thạnh

Mộc bản Phật giáo được trưng bày tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế. Ảnh: Võ Thạnh

Bên cạnh phòng lưu giữ mộc bản Phật giáo, Trung tâm cũng có phòng lưu trữ thư viện gia đình và tủ sách gia đình của các phật tử là nhà nghiên cứu, sưu tập tại Huế hiến tặng. Đặc biệt, gia đình cố phật tử Tâm Đại, Lê Văn Dũng đã hiến tặng toàn bộ tủ sách cùng tư liệu ghi âm Phật giáo Huế trên hệ thống đĩa Akai trước năm 1975 của nhà thu băng Hoa Đàm. Đây là hệ thống tư liệu ghi âm các sự kiện Phật giáo, thuyết giảng, Tụng kinh sám bái của các cao tăng và âm nhạc Phật giáo, bao gồm tân nhạc và lễ nhạc truyền thống.

Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế thành lập. Nơi đây sẽ lưu trữ các văn liệu, trước tác, kinh sách, pháp tượng, pháp khí, mộc bản, tư liệu ghi âm, ghi hình và tư liệu số hóa Phật giáo để phục vụ nghiên cứu Phật học nói chung và văn hóa Huế nói riêng.

Nguồn: VnExpress

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch

Trong nước 05:45 03/12/2024

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni

Trong nước 14:00 02/12/2024

Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.

“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”

Trong nước 12:15 02/12/2024

Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.

Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)

Trong nước 13:15 01/12/2024

Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.

Xem thêm