Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 17/07/2022, 09:46 AM

Bảo tồn mộc bản Phật giáo ở Huế

Là vùng đất lưu giữ nhiều dấu ấn của Phật giáo, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 13 ngôi chùa đang gìn giữ hệ thống mộc bản Phật giáo đồ sộ với gần 3.000 bản khắc được thống kê và phân loại.

Kho mộc bản kinh Phật tại chùa Đồng Giới - Hải Phòng

Là vùng đất lưu giữ nhiều dấu ấn của Phật giáo, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 13 ngôi chùa đang gìn giữ hệ thống mộc bản Phật giáo đồ sộ với gần 3.000 bản khắc được thống kê và phân loại. Trải qua hàng trăm năm, di sản mộc bản Phật giáo đang lưu giữ tại Huế mai một dần do thời tiết mưa ẩm nhiều và công tác lưu trữ chưa đảm bảo. Việc bảo tồn và phát huy hệ thống tư liệu quý này đang đứng trước những thách thức.

Mộc bản được các nhà chùa gìn giữ hàng trăn năm nay.

Mộc bản được các nhà chùa gìn giữ hàng trăn năm nay.

Hệ thống mộc bản Phật giáo tại Huế gồm nhiều loại kinh, luật, luận, sớ điệp... chủ yếu được khắc bằng chữ Hán, một số ít khắc chữ Nôm và chữ Phạn. Theo thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế ở 13 ngôi chùa và tư gia lâu đời tại thành phố Huế, có gần 3.000 ván khắc các loại được lưu giữ, riêng chùa Từ Đàm có hơn 1.300 mặt khắc. Hòa thượng Thích Hải Ấn, trụ trì chùa Từ Đàm cho biết, việc sưu tầm, bảo tồn mộc bản Phật giáo tại Huế được thực hiện nhiều năm nay, song đến thời gian gần đây mới được khảo sát và thống kê rộng rãi. Phần lớn các mộc bản được khắc dưới thời nhà Nguyễn, với bản khắc cổ nhất là bộ kinh Kim Cang, khắc năm Chính Hòa thứ 19 (1698), dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Tính đến nay, đây là mộc bản kinh Phật có niên đại xưa nhất tại xứ Đàng Trong.

Trong gần 3.000 mộc bản Phật giáo ở Huế hiện chỉ còn một số ít mộc bản phục vụ tâm linh vẫn còn sử dụng.

Trong gần 3.000 mộc bản Phật giáo ở Huế hiện chỉ còn một số ít mộc bản phục vụ tâm linh vẫn còn sử dụng.

“Về di sản mộc bản của Phật giáo tại Huế thì đa phần đều là kinh điển của Phật. Xưa, các bậc tôn đức thường in lại để cho tất cả các tăng ni học, cũng như phật tử để tụng các bộ kinh. Về chất liệu gỗ qua thời gian trên 100 năm cả cho nên sự mục nát cũng rất là nhiều. Chúng tôi cố gắng bảo quản nhưng không có phương tiện đầy đủ, bởi vậy cho nên một số các mộc bản đã hư rất là nhiều", Hòa thượng Thích Hải Ấn nói.

Số lượng lớn mộc bản ở chùa Từ Đàm được đưa lên bảo quản tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.

Số lượng lớn mộc bản ở chùa Từ Đàm được đưa lên bảo quản tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.

Hành trạng Ngài Trần Nhân Tông qua Mộc Bản Triều Nguyễn

Tại các chùa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các bản khắc mộc bản là di sản quý báu của tiền nhân để lại, được gìn giữ bảo quản rất cẩn thận. Cùng với việc lưu trữ mộc bản tại chùa Từ Đàm, Thiên Mụ, Từ Hiếu, Bảo Lâm, Giác Lâm, Hải Đức…, mộc bản Phật giáo còn được gìn giữ cẩn mật ở các tư gia nhà thờ, phủ đệ như: Từ đường Đào Lý Phương Viên của dòng họ Đặng với 314 mặt khắc. Di sản mộc bản Phật giáo ở Huế là tư liệu quý cho nhiều nhà nghiên cứu xã hội, nhân văn, ngôn ngữ, thư tịch cổ và lịch sử Phật giáo xứ Đàng Trong. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông nhận định, di sản mộc bản Phật giáo Huế là tài sản vô giá. Về số lượng lẫn chất lượng và tính quảng bá, phổ cập trong các tầng lớp xã hội, cũng như từ trong cung đình ra tới dân gian thì di sản mộc bản Phật giáo là một trong những di sản quan trọng bậc nhất, có giá trị nhiều mặt. Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông thì qua các mộc bản, chúng ta khám phá được những giá trị khác như giá trị về ngôn ngữ, văn hoá.

Mộc bản Phật giáo ở Huế.

Mộc bản Phật giáo ở Huế.

“Giá trị về mặt nội dung thì chúng ta thấy rằng không chỉ có kinh và sách, còn cả trước tác, rồi có cả tác phẩm mỹ thuật, rồi có cả những minh họa trong kinh sách. Tất cả những giá trị đó nó đều thoát ra khỏi giới hạn của nội hàm Phật giáo. Nó là một nguồn tư liệu cho rất nhiều những ngành khác tham khảo, cũng như là nguồn tư liệu đáng được trân trọng của văn hóa dân tộc nói chung.”

Thượng tọa Thích Không Nhiên, Phó Giám đốc Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế cho rằng, mộc bản Phật giáo Huế là một di sản tư liệu có giá trị không chỉ đối với Phật giáo mà còn là phần không thể tách rời trong dòng chảy văn hóa dân tộc, liên quan đến văn học, sử học, ngôn ngữ học của xứ Đàng Trong và của Huế qua các thời kỳ lịch sử. Dù ngày nay, với sự phát triển của công nghệ in ấn, nhiều mộc bản đã không sử dụng trực tiếp nhưng một số mộc bản về mặt tâm linh vẫn được sử dụng như một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng dân gian. Bởi vậy, không riêng gì Phật giáo mà các tổ chức xã hội, cơ quan hữu quan cần có biện pháp hỗ trợ trong việc lưu trữ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản quý giá này.

Thượng tọa Thích Không Nhiên cho biết thêm, các chùa, các tư gia đã cố gắng gìn giữ mộc bản kinh Phật nhưng xét theo chuyên môn, cách thức lưu giữ vẫn chưa an toàn, thời tiết mưa ẩm ở Huế rất bất lợi. Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đang xây dựng một Trung tâm lưu trữ tại chùa Hồng Đức, thành phố Huế thành một điểm lưu giữ đạt tiêu chuẩn. Ngoài việc lưu giữ, trưng bày hệ thống mộc bản Phật giáo hiện có, trung tâm cũng sẽ lưu giữ các di sản Phật giáo khác như tượng Phật cổ, Pháp y.

“Hiện nay, mộc bản Phật giáo vẫn đang quản lý theo phương pháp truyền thống, nghĩa là, chùa nào quản lý theo chùa đó. Và chỉ có 1 kho Mộc bản Chùa Từ Đàm hiện nay được đưa lên quản lý tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế. Cái đó trở thành đối tượng thí điểm để Học viện tập trung vào xây dựng một Trung tâm lưu trữ, bảo quản mộc bản theo đúng quy chuẩn và vừa kết hợp với trưng bày để giới thiệu đến Tăng, Ni. Phật tử và các nhà nghiên cứu, những ai quan tâm hình dung ra được dòng chảy và đời sống của mộc bản Phật giáo Huế", Thượng tọa Thích Không Nhiên cho biết.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế đang vận động các chùa quan tâm bảo tồn số mộc bản hiện có. Tuy nhiên, để bảo vệ được các tư liệu, di sản quý, tránh mất mát, hư hỏng, công tác lưu giữ và bảo vệ cần được các nhà chuyên môn, đặc biệt là chính quyền quan tâm nhiều hơn nữa.

Lê Hiếu/VOV-Miền Trung

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm