Chủ nhật, 08/08/2021, 09:16 AM

Hành trạng Ngài Trần Nhân Tông qua Mộc Bản Triều Nguyễn

Được biết, vào thời kỳ đầu đời nhà Trần, trong 30 năm, nước ta đã trải qua 3 đời vua (Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông) và cũng đi qua 3 cuộc chiến khốc liệt chống quân Nguyên Mông.

Những vị vua đầu tiên của nhà Trần từ vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông cho đến Trần Nhân Tông đều là những thiền sư ngộ đạo. Dù ở ngôi vị cao, các vị vẫn sống đạm bạc, ăn chay, vì vậy cái đức của các vị rất lớn. Sau chiến tranh Nguyên Mông, đất nước ta khôi phục rất nhanh (điều này được ghi chép trong sử sách của các quốc gia khác khi họ sang thăm Đại Việt), cũng là nhờ đức độ lớn của các vị vua.

Riêng Ngài Trần Nhân Tông từ khi còn trẻ đã ăn chay và ngộ đạo, xin vua cha cho phép nhường chức hoàng thái tử cho em mình, sau đó trốn lên Yên Tử như ông nội của Ngài (vua Trần Thái Tông) khi xưa. Trên đường đi, vì tướng mạo phi phàm khác với người thường, Ngài nhanh chóng bị phát hiện. Sau đó vua cha Trần Thánh Tông cho người lên tận Yên Tử dùng mọi lời lẽ khuyên ngăn. Cuối cùng, Ngài đành quay trở về nhận lấy sứ mệnh với đất nước.

Điều lạ lùng đầu tiên về Ngài Trần Nhân Tông là sau khi làm vua, dù đã ngộ đạo, Ngài vẫn cầm quân đánh giặc Mông Nguyên, và có những trận đánh rất vẻ vang, tiêu biểu là trận đánh khiến Toa Đô bỏ mạng. Hành động của Ngài phải chăng đã mâu thuẫn với giới không sát sanh trong nhà Phật? Có thể thấy rằng nếu lúc đó Ngài giữ giới sát, không dám bảo vệ đất nước, cuối cùng để bao nhiêu con người phải lầm than thì đó mới là cái tội rất lớn. Chính vì hiểu rõ nhân quả nên Ngài càng có trách nhiệm với đất nước mình, không cho đất nước bị kẻ giặc tàn phá. Nội tâm ngộ đạo dù thanh cao như mây như gió, nhưng không bao giờ là buông xuôi thụ động cả. Đó là lý do mà Ngài đã thân chinh chỉ huy trận đánh. Đây là bài học rất lớn cho hậu thế.

Mộc bản sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 9 mặt khắc 1

Mộc bản sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 9 mặt khắc 1

Mộc bản sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 9 mặt khắc 1

Mộc bản sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 9 mặt khắc 1

Nhìn lại mình, chúng ta thấy rằng đã rất nhiều lần vì sợ cái tội nhỏ mà mình đã không làm được cái phước lớn. Ví dụ ta sợ nếu góp ý sẽ làm người khác giận, cho nên đành giữ im lặng không dám giúp ai sửa sai. Đó là sợ cái tội nhỏ mà không làm được cái phước lớn. Vì vậy, từ đây về sau để bảo vệ đạo đức, đạo lý và những văn hóa tốt đẹp, chúng ta cũng phải sẵn sàng dùng lời nói khuyên bảo, can ngăn, phải cứng rắn và dấn thân, còn nếu thụ động buông xuôi thì ta đã đi ngược lại với tinh thần của vua Trần Nhân Tông.

Một điểm đặc biệt khác trong cuộc đời vua Trần Nhân Tông. Vào năm 1293, Ngài đã nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, lui về làm Thái Thượng Hoàng. Sang năm 1294 Ngài xuất gia. Sau khi xuất gia, cũng trong năm này, Ngài lại đích thân cầm quân sang chinh phạt Ai Lao. Đây là sự kiện chưa từng có trong lịch sử Phật giáo thế giới.

Đọc sử đến đây chúng ta lướt qua, không lý giải được. Tại sao một người đã xuất gia rồi vẫn cầm quân đánh giặc? Lý giải về điều này, chúng ta phải tìm về dòng lịch sử để biết rằng… thật ra trước khi xuất gia Ngài Trần Nhân Tông đã từng đánh giặc Ai Lao một lần rồi, nên Ngài hiểu rất rõ về quân Ai Lao, Ngài cũng biết rằng nếu đích thân Ngài đánh thì sẽ thắng, và điều cốt yếu là ngăn chặn không cho hiếu sát. Nếu giao cho một tướng khác thì có thể ta vẫn thắng, nhưng vị tướng ấy sẽ truy sát đến cùng. Cho nên dù thắng vẫn tạo thành cái tội chung cho toàn dân tộc. Còn với trí tuệ của một thiền sư, một bậc Thánh, Ngài đủ sức tính toán đánh ngang đâu là vừa. Đó là nguyên nhân sâu xa mà hậu thế hiếm ai hiểu nổi.

Tiếp theo, sau khi đánh tan giặc Ai Lao, Ngài không ở yên trong chùa với tư cách là một Thái Thượng Hoàng, một thiền sư để mọi người đến học, thay vào đó Ngài đã đi du phương giáo hóa. Chống gậy đi khắp nơi, Ngài kiên nhẫn phá bỏ các “dâm từ”, khuyến hóa dân “tu thập thiện”.

Để giúp mọi người hiểu rõ, Thượng tọa Thích Chân Quang lý giải:

“Ngày xưa ở miền Bắc có những đền thờ không thờ thần thánh mà chỉ thờ những biểu tượng giao cấu của nam nữ, đó gọi là dâm từ. Vì vào thời xa xưa những dâm từ rất nhiều nên Ngài Trần Nhân Tông phải cất công đến từng nơi dẹp sạch. Ngài dùng cái uy của một vị Thái Thượng Hoàng buộc người dân phải bỏ đi lối thờ cúng này. Quá trình lặn lội đến từng nơi như vậy thật là vất vả. Sau khi xóa bỏ các dâm từ, Ngài khuyến hóa dân chúng tu thập thiện, Quy y Tam Bảo, giữ gìn giới cấm.”

Thiết nghĩ, ngày xưa chưa có internet, chưa có phương tiện đi lại như bây giờ, vậy mà trong suốt bao nhiêu năm Ngài phải đích thân chống gậy vượt đường xa gió bụi để phá bỏ tà kiến sai lầm, gieo rắc điều thập thiện trong dân chúng, tức là dùng Phật giáo mà xây dựng một văn hóa mới cho đất nước. Công đức đó thật là vĩ đại mà ngày hôm nay khi tưởng nhớ lại chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động.

Thánh sư Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn

Sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên, quyển 9, Mộc Bản Triều Nguyễn" chép như sau:

“Thượng hoàng mất ở chùa núi Yên Tử.

Thượng hoàng sau khi xuất gia, lên ở trong am Ngọa Vân trên ngọn Tử Tiêu núi Yên Tử, tự hiệu là Trúc Lâm đại sĩ. Lúc Thiên Thụy công chúa bị bệnh nặng, Thượng hoàng xuống dưới núi để thăm, khi trở về núi, đem công việc sau khi mất dặn lại người thị giả là Pháp Loa, dặn xong thì mất. Pháp Loa dùng phép hỏa hóa. Tôn thụy hiệu là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hoa Dân Long Từ Hiển Huệ Thánh Văn Thần Vũ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng đế. Thượng hoàng ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 13 năm, hưởng thọ 51 tuổi.”

Các vị vua nhà Trần có điểm đặc biệt là ngộ đạo, vì vậy các vị ở trên cõi Thánh không đầu thai, vẫn tiếp tục có trách nhiệm với đất nước này. Nơi nào còn con dân Đại Việt, nơi nào còn thờ các vị thì các vị còn yêu thương, bảo vệ, che chở. Sự thờ cúng các vị lan đến đâu thì sự yêu thương, thần lực, sự bảo vệ của các Ngài lan đến đó. Đồng thời, hễ là người đệ tử Phật là phải tu thiền, vì Đức Phật luôn ngồi thiền suốt cuộc đời Ngài. Cũng vậy, hễ là con dân Đại Việt cũng phải tu thiền, bởi dòng phái Trúc Lâm của Ngài Trần Nhân Tông cũng tu thiền.

Lịch sử luôn có những điều khuất giấu. Trong lịch sử về cuộc đời Đức Phật hay cuộc đời vua Trần Nhân Tông đều như vậy. Nếu chỉ căn cứ trên sự kiện, các nguồn sử liệu, thì chúng ta không bao giờ biết được sự thật, vì sử liệu để lại thường rất ít và ít nhiều đã bị mất chuẩn.

Có những sử liệu chuẩn, có những sử liệu không chuẩn. Cho nên, người nhận ra được những góc khuất đó để nối kết lại cái dòng lịch sử cho thông suốt, đó phải là người có tầm nhìn sâu rộng, phải thông suốt về tâm lí học, đạo học. Vậy mới hiểu rõ tâm lí của người tu hay sự vận động của xã hội. Đặc biệt phải có tâm linh. Bởi vì những góc khuất nó ẩn rất sâu, phải có đồng cảm về mặt tâm linh thì chúng ta mới có thể nhận ra được sự vận động gọi là logic của nó. Đây cũng là người rất có công đức vì đã làm sáng tỏ những gì ẩn khuất, dựng đứng lại những gì đã ngã xuống.

Tài liệu tham khảo: 

1. Mộc bản sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 9 mặt khắc 1, 2: Tài liệu thuộc Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội Vụ. 

2. Bài giảng: "Vài điều kỳ lạ trong hành trạng của Phật hoàng Trần Nhân Tông" - TT.Thích Chân Quang.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1

Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024

Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế

Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024

Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.

Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam

Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024

Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.

Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất

Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024

Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.

Xem thêm