Kinh Pháp Hoa với đời sống thực nghiệm tâm linh
Pháp Hoa là tiếng nói mang tính thực tiễn và có giá trị thiết thực giúp cho sự an bình của thế giới và nhân loại, là tiếng nói của trí tuệ, của niềm tin và hòa bình. Trong xã hội nhân loại ngày nay, rất cần truyền bá kinh vì mang nhiều giá trị nhân văn, bình đẳng, từ bi và trí tuệ.
Khi Đức Phật mới vừa thành đạo dưới cội Bồ Đề, Ngài liền suy nghĩ: “Giáo lý mà ta chứng ngộ, quá siêu việt, siêu lý luận, siêu ngôn ngữ, thậm thâm vi diệu. Còn chúng sinh ở giữa đời này thường ham thích ái dục, khoái ái dục thì làm sao hiểu cho thấu”. Cho nên Ngài chần chừ, ngần ngại chưa muốn thuyết pháp. Hàng Chư Thiên biết rỏ tâm ý của Ngài, cho nên mới đi đến thỉnh cầu Thế Tôn thuyết pháp. Đức Phật nhìn giữa hồ sen, thấy các hoa sen, có thứ đã ngoi lên khỏi bùn mà chưa khỏi nước, có thứ mọc lên giữa nước mà chưa mọc lên khỏi mặt nước, có thứ mọc lên khỏi mặt nước mà chưa nỡ, có thứ sắp nở đang đợi ánh sáng mặt trời mới nở ra.
Đức Phật nghĩ rằng: “Tất cả chúng sinh ở thế giới này cũng đều như thế, có hạng căn cơ thấp, có hạng căn cơ vừa, có hạng căn cơ cao, nhưng nếu các hạng căn cơ đó được gặp ánh sáng, được gặp giáo lý của Đức Phật cũng sẽ được giải thoát và giác ngộ”. Do đó, Ngài quyết định chuyển pháp luân, thuyết pháp độ sinh.
Lại nữa, hoa sen còn có một đặc tính rất đặc biệt, vì tính đặc biệt đó nên Thế Tôn đã lấy nó ví dụ cho Diệu pháp của Ngài.
Vậy Diệu pháp đó là gì? Đó chính là cái Phật tính, tri kiến Phật bất sinh bất diệt, không bẩn, không sạch, ở Phật nó không tăng và ở chúng sinh nó không giảm. Thấy biết như thế nào gọi là thấy biết Phật? Thấy biết như thế nào gọi là thấy biết chúng sinh? Phải mà thấy trái là thấy biết chúng sinh. Thấy biết sự thật là thấy biết của Phật. Giả mà thấy thật là thấy biết của chúng sinh, thấy đúng sự thật là thấy biết của Phật. Vô thường mà thấy là thường, vô ngã mà thấy là ngã là thấy biết của chúng sinh. Trái lại vô thường thấy là vô thường, vô ngã thấy là vô ngã là thấy biết của Phật vậy. Thật đúng như vậy cái thấy biết của Phật là thấy đúng sự thật, cái thấy biết đúng chân lý, đúng tính tướng của sự vật, nhìn sự vật hiện tượng trên bản thể của nó. Đó là cái thấy biết thoát ra ngoài sự tướng có, không, thường, đoạn, nhị biên theo thiên kiến của chúng sinh chỉ nhìn nhận sự vậttrên hiện tượng nên bị đau khổ. Thấy biết Phật đó nó bao hàm tất cả tính từ bi, hỷ xả, trí tuệ, giải thoát nên cái thấy biết đó cao quý vô cùng, ví như hoa sen ở trong bùn mà không nhiễm hôi tanh mùi bùn.
Hoa sen mọc trong bùn là gì? Phật giáo ví dụ bùn đó là phiền não của chúng sinh, phiền não đó làm cho cái thấy biết như thật của Phật bị khuất lấp, không hiển không lộ, cũng như bùn nước khuất lấp hoa sen, nhưng khi đủ nhân duyên thì, hoa tất sẽ mọc lên. Hoa mọc lên từ trong bùn, nước cũng như cái thấy biết Phật xuất hiện từ trong tâm phiền não của chúng sinh. Nó không thể có từ nơi khác được.
Ngộ Ấn Thiền sư cũng có bài kệ nói về một chút hoa sen trong mình như sau:
“Diệu tính rỗng không chẳng thể bâu
Rỗng không tâm ngộ có gì đâu.
Trên non ngọc đốt màu thường đẹp,
Sen nở trong lò ướt chưa khô”
(Lê Mạnh Thát dịch)
Ngày nay pháp môn Niệm Phật rất phổ biến và thích hợp với mọi căn cơ của chúng sinh. Chúng ta niệm Phật cầu vãng sinh cũng là lấy biểu tượng hoa sen “Chín phẩm sen vàng lên giải thoát”. Thành thử hoa sen bên trong ứng với hoa sen bên ngoài. Bên ngoài phù hợp với bên trong. Nếu tâm của chúng ta thanh tịnh đến chừng nào thì hoa sen của chúng ta khi cầu nguyện vãng sinh cũng lớn chừng đó (Thượng phẩm thượng sinh). Vì tự tính Di Đà, duy tâm tịnh độ nên khi niệm Phật diệt trừ tam độc tới đâu thì tính Di Đà hiển lộ tới đó và cõi tịnh cũng tương ứng theo. Kinh Duy Ma Cật có nói:
“Tâm tịnh quốc độ tịnh, tâm nhơ quốc độ nhơ”.
Vậy trì tụng, sao chép, diễn nói…Kinh Pháp Hoa cũng để làm sao cho cái hoa sen trong chính tự tâm chúng ta ngày càng mọc lên tươi tốt, thoát khỏi bùn, xuất hiện hiển bày toả hương ngát thơm cho đời.
Kinh Pháp Hoa đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc hàn gắn sự đổ vỡ của các trường phái Phật giáo. Mặt khác đặt lại giá trị của mọi đường lối tu tập và nhất là giá trị tâm thức hướng thiện, hướng thượng của mọi chúng sinh. Sự tồn tại của Đức Phật là vĩnh cửu, mọi hiện tượng dưới con mắt người giác ngộ đều là biểu hiện chân lý. Ý tưởng này đã làm nền tảng cho tư tưởng Đại thừa và con đường thực hành Bồ-tát hạnh.
Kinh Pháp Hoa là một bộ kinh rất cao quý, tóm thâu tất cả giáo lý mà Phật đã dạy cho đệ tử suốt 45 năm. Trước khi thuyết kinh này, vì căn cơ hàng đệ tử không đồng, Ngài đã dùng rất nhiều phương tiện để dẫn dắt họ dần dần đi đến nhất thừa đạo. Đến khi căn cơ của chúng sinh thuần thục, Phật mới nói thẳng đạo nhất thừa. Nhất thừa đạo không có nghĩa là phủ nhận tất cả các pháp môn phương tiện mà Đức Phật đã nói trước đây. Nhất thừa đạo chỉ muốn nói rằng những pháp môn trước kia chỉ là những nấc thang, những phương tiện thiện xảo để giáo hóa chúng sinh vào nhất thừa (Hội tam quy nhất, khai quyền hiển thực). Ví như Vị lương y sau khi đã hiểu rỏ căn bệnh, hiểu rỏ thuốc chữa trị, cách điều trị, mới cho bệnh nhân dùng thuốc này hay thuốc khác. Cũng vậy Đức Phật có nhiều thuốc chữa lành mọi căn bệnh của chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh ra khỏi ba cảnh đời lửa đốt.
– Cảnh đời của thân vật chất
– Cảnh sống của thân vận động, tham dục
– Cảnh sống của lo nghĩ, tính toán, khái niệm.
Đức Thế Tôn đã tùy theo căn cơ chúng sinh mà dùng phương tiện này hayphương tiện khác. Tuy tạm chia có ba trình độ ở phương tiện giải thoát, thật ra chỉ có một, vì dầu nói chứng quả Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát, tất cả những quả ấy đều như những trụ đá đánh dấu trên con đường duy nhất, là con đường đưa đến giác ngộ, thể nhập tri kiến-trí tuệ Như Lai (Phật đạo).
Như vậy con đường (Phật đạo) chỉ có một (Duy một Phật thừa) nhưng vì chúng sinh có nhiều tầng lớp khác nhau, sợ chúng sinh nản lòng, Phật đã lấy dụ Hóa thành (Phẩm thứ 7) để quyền thuyết Niết bàn với Thanh văn, sự thật tuyệt đối Niết bàn ấy chưa phải đích cuối cùng, đó chỉ là những hóa thành được Như lai hóa hiện cho chúng sinh tạm nghỉ mà thôi. Như vậy giáo nghĩa Nhất thừa, chư pháp thật tướng hay bao nhiêu chân lý tuyệt vời trong kinh thường được trình bày dưới hình thức những ví dụ, có giá trị như những câu chuyện ngụ ngôn mà chúng ta cần phải nhận định và tìm hiểu cái nghĩa ẩn chứa trong ấy. Những ví dụ, ngụ ngôn ấy Đức Phật gọi là phương tiện, mà phương tiện thuộc về thế gian. Vậy lối trình bày trong kinh Pháp hoa là lối “Dĩ huyễn độ chân”. Lấy việc đời mà dẫn ý đạo- cũng như nương vào ngón tay để thấy được mặt trăng. Chúng ta dựa trên cơ sở các ví dụ này mà thông hiểu toàn bộ giáo lý của kinh Pháp hoa. Pháp Hoa gỡ bỏ bám víu cuối cùng của con người vào trạng thái an lạc trong nội tâm để tiến lên trên một con đường rộng lớn. Con đường này đưa hành giả đi giữa lòng cuộc đời để hoàn thành tuệ giác vô thượng. Bằng cách đem ánh sáng lành mạnh của nội tâm mình chan hòa lên mọi sự sống, giúp tất cả chúng sinh đều thấm nhuần hương vị giải thoát của Phật pháp, và nhờ đó, thế giới của chúng sinh được chuyển hóa thành thế giới thanh tịnh trang nghiêm của mười phương chư Phật.
Tóm lại, tiếng nói của Pháp hoa là tiếng nói của trí tuệ, của niềm tin (tín và giải) và hòa bình. Trong xã hội nhân loại ngày nay, rất cần truyền bá kinh vì kinh này mang nhiều giá trị nhân văn, bình đẳng, từ bi và trí tuệ. Pháp Hoa là tiếng nói mang tính thực tiễn và có giá trị thiết thực giúp cho sự an bình của thế giới và nhân loại.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp
Kiến thức 09:36 23/11/2024Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Xem thêm