Khái quát tư tưởng Kinh Pháp Hoa
Tư tưởng cốt tủy của Kinh Pháp Hoa là muốn nêu lên hoài bão của Phật là “Khai thị chúng sinh, ngộ, nhập, Phật Tri Kiến” mà đặc biệt là ở phần ngộ nhập Tri Kiến Phật, một phương pháp nắm bắt thực tướng hay giác tính sẵn có nơi mỗi người.
Trong bố cục Kinh Pháp Hoa, phẩm Phương Tiện thuộc phần chính tông của Tích môn, Phần này chú trọng hai chữ “Khai hiển”.
Khai hiển tức là khai quyền chấp của Tam thừa, hiển nghĩa chân thật của Nhất thừa, gọi là “Khai Tam Hiển Nhất”,“Khai quyền Hiển Thật” hoặc Khai – Hiển đều cùng một ý nghĩa. Tùy theo căn cơ mà Đức Phật đưa ra những giáo lý cho phù hợp. Vì hàng Thanh Văn thuyết Pháp Tứ Đế, Vì hàng Duyên Giác thuyết pháp Mười Hai Nhân Duyên, Vì hàng Bồ Tát thuyết Lục Độ Vạn Hạnh, như vị lương y, tùy bệnh cho thuốc, nên gọi là Pháp hay Quyền thừa. “Quyền” có nghĩa là chỉ tạm dùng rồi bỏ đi. Nhất thừa:“Nhất” có nghĩa là tuyệt đối nhất. Phương tiện có ba thừa ứng với từng căn cơ, nhưng bản thể là bình đẳng như nhau, “Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính”. Đó gọi là Nhất thừa giáo, Pháp này bất biến, tuyệt đối chân thật, nên gọi là “Thật giáo”. Đức Phật nói pháp Tam thừa ở trước thời Pháp Hoa nên Tam thừa là Quyền, Nhất thừa là thật, đó gọi là: “Khai Tam hiển nhất, khai quyền hiển thật”. Phần chính yếu tư tưởng của kinh Pháp Hoa được tóm tắt trong bốn chữ: “Chư pháp thật tướng”.
Trong kinh nói: “Duy Phật dữ Phật, nãi năng cứu tận chư pháp thật tướng, sở vị chư Pháp, Như thị Tướng, như thị Tính, như thị Thể, như thị Lực, như thị Tác, như thị Nhân, như thị duyên, Như thị Quả, như thị báo, như thị bản mạt cứu cánh đẳng”.
Chư Pháp thực tướng là tư tưởng căn bản của Tích môn Pháp Hoa, cũng là tướng chân thật của các pháp. Tức chư pháp là thực tướng, thực tướng tức chư pháp. Hình thức cứu cánh tồn tại của sự tướng, Sự tướng ở đây nó bao hàm nhân gian và vạn tượng trong vũ trụ, sự sự, vật vật. Nếu nhìn trên sự tướng, chúng thiên sai vạn biệt, nhưng về mặt Lý tính chúng đều dung thông, bình đẳng đó là thực tướng của các pháp“Nhậm trì tự tính, quỹ sinh vật giải”.
Vì vậy, dù cho vũ trụ sai biệt vô hạn, nhưng không hề hỗn độn, mà hoạt động theo thể thống nhất của pháp. Đó là “Hiện tượng tức thực tại”, được kinh Pháp Hoa triển khai trong học thuyết thập Như Thị. Nghĩa là tất cả các pháp đều có chung một chữ Như Thị, nghĩa là nó như thế nào thì cứ như thế ấy, chân thật như thường. Bản thể của các pháp là thường trụ bất biến, nên chữ “Như” là nghĩa bất biến vậy. Mỗi sự vật tập thành mỗi thế giới khảo sát theo tính duyên sinh, khởi đầu từ thể. Thể tất nhiên hàm chứa một tính chất gì đó, tính chất này, thể hiện ra tướng bên ngoài, muốn hiện ra phải có một tác dụng. Đó là xét về khía cạnh của một sự vật. Trong thế giới, những sự vật như thế rất nhiều, chúng tồn tại và ảnh hưởng lẫn nhau, khởi lên mọi hiện tượng, đó gọi là nhân, nhân nương vào điều kiện (duyên) tốt xấu mà sinh ra quả, quả có phân biệt tốt, xấu. Như vậy, sự vật hiện tượng trong thế giới đều có mối tương quan duyên khởi, chúng vừa làm nhân, làm quả cho nhau, cùng nhau sinh khởi và tồn tại, như thế gọi là “Chư pháp thật tướng”.
Đó cũng là nguyên lý của vũ trụ vạn hữu, nếu xa lìa thế gian không có Phật, đó cũng là biểu thị nhân sinh quan của kinh Pháp Hoa. Điều đó được tóm tắt trong bài kệ:
“Thị pháp trụ pháp vị
Thế gian tướng thường trú
Ư đạo tràng tri dĩ
Đạo sư phương tiện thuyết”.
Từ cơ sở “Pháp trụ pháp vị”, Pháp Hoa đề ra những phương tiện qua một số thí dụ đi vào sự thấy biết của Phật hết sức đa dạng và đặc biệt, đến mức cái gì cũng có thể trở thành phương tiện của Pháp Hoa.
Tư tưởng cốt tủy của Kinh Pháp Hoa là muốn nêu lên hoài bão của Phật là “Khai thị chúng sinh, ngộ, nhập, Phật Tri Kiến” mà đặc biệt là ở phần ngộ nhập Tri Kiến Phật, một phương pháp nắm bắt thực tướng hay giác tính sẵn có nơi mỗi người. Phẩm đầu do Bồ Tát Văn Thù giải nghi cho Bồ Tát Di Lặc về việc Phóng quang của Đức Phật. Đó là tượng trưng cho Căn Bản Trí đánh thức phát tâm Bồ Đề. Phẩm cuối, từ Phẩm Hiện Bảo Tháp đến phẩm hai mươi hai, Phật chỉ rõ giác tính hằng soi sáng mà không hình tướng nên khó chỉ, khó nhận, giống như không khí tối cần thiết cho sự sống của sinh vật. Vì vậy, Phật mượn những hình ảnh biểu trưng chỉ cho chúng ta ngầm nhận ra Tri Kiến Phật, nên phẩm Hiện Bảo Tháp, phẩm Đề Bà Đạt Đa… nêu ra những hình ảnh biểu trưng cho Tri Kiến Phật sẵn có muôn thuở không mất nơi mỗi người, khi người tin nhận thì nó hiện tiền. Sau khi Phật chỉ rõ sự thấy biết, ngài mới khai mở qua những thí dụ ở Phẩm Tựa, Thí dụ, Tín Giải, Thọ Ký… thì Phẩm Hiện Bảo Tháp là bắt đầu thị ngộ Tri Kiến Phật (Phật Tính, hay Tính Giác). Phẩm cuối Bồ tát Phổ Hiền phát nguyện bảo hộ người trì kinh sau này. Đây là tượng trưng cho Sai Biệt trí làm lợi ích chúng sinh. Thực ra toàn bộ kinh đều chỉ nhằm mục đích chỉ cho mọi người nhận ra nơi thân ngũ uẩn này sẵn có tri kiến Phật chứ không phải nơi nào khác.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm