Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 27/07/2020, 08:04 AM

Giới trẻ tiếp cận với Kinh điển Phật giáo

Hệ thống Kinh điển Phật giáo vô cùng phong phú và đa dạng. Nên thường được ví như một rừng Kinh điển, điều đó cũng đủ để làm các Phật tử (đặc biệt là Phật tử trẻ) hoa mắt khi mới học Đạo.

 Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Kinh văn Phật giáo truyền miệng hoặc được viết trên giấy mực được chia theo nội dung làm ba loại là Kinh, Luật và Luận.

– Kinh (sa. sūtra, pi. sutta) là những bài thuyết pháp.

– Luật (sa., pi. vinaya) viết về giới luật của Tăng già.

– Luận hoặc A Tì Đạt Ma (sa. abhidharma, pi. abhidhamma) mang tính chất bàn luận, giải thích, phân tích các bài kinh, nói về các pháp.

Ba loại kinh này được gọi chung là Tam tạng (sa. tripitaka, pi. tipitaka). Riêng Kinh tạng (sa. sūtrapitaka) và Luật tạng (sa. vinayapitaka) chứa đựng nhiều kinh văn khác nhau, gồm cả các bài giảng về các pháp, các bàn luận, giải thích về các giáo lí, kinh văn nói về vũ trụ, sự tiến hóa của vũ trụ, nói về tiền thân của Phật đà (Bản sinh kinh), và các bảng liệt kê các pháp khác nhau. (*)

Hành trạng của Bồ Tát Quan Thế Âm qua các kinh điển

Giới trẻ khi tiếp cận với Kinh điển Phật giáo nếu không có con mắt trạch pháp (lựa chọn pháp thích hợp) rất dễ rơi vào tình trạng thoái chí, nản lòng trước biển” kinh văn đồ sộ với hệ thống khái niệm và thuật ngữ Phật giáo dày đặc. Đó là chưa kể, sự thâm sâu, hàm ý ẩn chứa qua những lời kinh. Không phải bạn trẻ nào cũng đủ suy luận cùng những trải nghiệm để thấu hiểu.

Thiết nghĩ, việc thâm nhập kinh tạng Phật giáo không chỉ là công việc quan trọng đối với đội ngũ tăng, ni sinh tu học tại các chùa, thiền viện, học viện,… mà còn vô cùng cần thiết trong việc hoằng pháp đến với giới trẻ (tầng lớp trí thức: sinh viên chuyên ngành Tôn giáo học, Hán Nôm… tại các trường đại học, cao đẳng… trong toàn quốc).

Trước thực trạng các Phật tử đến chùa mà không am hiểu giáo lý nhà Phật nên có những hành động chưa đúng chuẩn mực ở chốn thiền môn như: ăn mặc phản cảm, đốt giấy tiền vàng mã một cách lãng phí, hay dúi tiền lẻ vào tay tượng Phật rồi van xin, cầu khẩn… Đó là một biểu hiện lệch lạc đã ăn sâu bén rễ trong tâm thức của một bộ phận người dân, không dễ gì xóa bỏ trong một sớm một chiều. Chúng ta thay vì cố gắng lay đổ thành trì kiên cố ấy một cách trực tiếp, có thể tác động gián tiếp qua bộ phận giới trẻ, ngăn chặn cũng như dập tắt những mầm mống mê tín ngay từ trong trứng nước. Bẻ gãy ngọn cây “mê tín” liệu có hiệu quả bằng tác động trực tiếp vào gốc cây?

Tuổi trẻ tìm về với đạo Phật đã là việc khó, huống là tìm hiểu, nghiên cứu Kinh điển và những lời Phật dạy?

Tuổi trẻ tìm về với đạo Phật đã là việc khó, huống là tìm hiểu, nghiên cứu Kinh điển và những lời Phật dạy?

Những phép lạ và thần thông của Đức Phật trong kinh điển Phật giáo

Khó khăn của giới trẻ khi tiếp cận Kinh điển Phật giáo

Việc thâm nhập, thấu hiểu được giáo pháp Như Lai còn cần có thời gian và tích lũy kinh nghiệm cuộc sống. Chỉ đơn cử một câu trong kinh Kim Cang viết về pháp hạnh Bố thí Ba la mật: “Bố thí mà không phải bố thí mới thực là bố thí” đã khiến nhiều bạn đau đầu không sao hiểu nổi. Tại sao: “A không phải A mới thực là A”? Nếu như, các bạn cứ chấp trên câu chữ để cố gắng hiểu kinh thì thật giống như việc chỉ lưu ý ngọn mà bỏ quên gốc.

Kinh sách của Phật không xa rời thực tế, gốc  của khổ đau phát sinh từ vô minh, từ bản ngã, từ việc bám chấp, si ái triền miên mà phát sinh ra. Để thấu hiểu kinh điển và những lời Phật dạy không gì hơn là quay về quan sát thân và tâm mình, cũng như mọi hiện tượng trong thực tế cuộc sống.

Lợi ích của việc đọc, tụng Kinh điển Phật giáo

Rất nhiều bạn trẻ thắc mắc rằng: “Tại sao: đọc kinh, tụng kinh mà không hiểu thì việc đọc, tụng có ý nghĩa gì?”

Theo như Thiền sư Thích Nhất Hạnh: “Tụng kinh là một phương pháp hành trì rất hay. Không chỉ giúp tâm hồn lắng đọng mà còn tưới tẩm những hạt giống tuệ giác nằm sâu trong lòng đất của chúng ta”.

“Tụng kinh là tưới nước. Tưới một lần không bao giờ đủ. Phải được tưới tẩm thường xuyên, những hạt giống tuệ giác mới nẩy mầm và đâm chồi. Huống nữa cái thấy của chúng ta về Kinh chưa có thể gọi là thấu đáo. Càng tụng đọc, ta càng có cơ hội mở mang tuệ giác của ta.”

“Chúng ta đừng ngại sự lặp đi lặp lại.

Có những câu nói mà ta cần lặp đi lặp lại trọn đời. Có những bài hát càng hát càng thấm.”(**)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tứ niệm xứ - con đường giác ngộ theo kinh điển Nikaya

Đọc kinh, tụng kinh, nghiên cứu Kinh điển Phật giáo không bao giờ là vô nghĩa. Mặc dù không thể hiểu hết nghĩa lý thâm sâu và vi diệu của lời kinh, nhưng giống như Thiền sư Nhất Hạnh đã nói: “Hạt giống tuệ giác đã nằm sâu trong lòng đất của chúng ta.” Tưới tẩm, chăm bón và thời tiết thuận lợi (những hoàn cảnh, những thăng trầm cuộc sống…) cây “Tuệ giác” sẽ nảy  mầm, đâm chồi và phát triển. Chúng ta sẽ “ngộ” ra được nhiều điều từ ngay chính những đau khổ của bản thân, từ mỗi việc nhỏ nhặt trong sinh hoạt hàng ngày như ăn cơm, uống trà,…

Vậy đó, tuổi trẻ tìm về với đạo Phật đã là việc khó, huống là tìm hiểu, nghiên cứu Kinh điển và những lời Phật dạy? Dẫu biết là khó trong khó nhưng giới trẻ vẫn phải phấn đấu, nỗ lực tìm ra con đường để Kinh điển Phật giáo thực sự là phương thuốc hữu hiệu chữa bệnh si mê, tham ái của kiếp người!

Chú thích:

(*) Theo Wikipedia, Bách khoa toàn thư mở.

(**) Trích trong “Kinh Kim Cương – Gương báu chặt đứt phiềnnão” – trang 102-102 –Thiền sư Thích Nhất Hạnh

>Xem thêm video: Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự oán hận của vong hồn thai nhi

Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024

Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.

Đi chùa sám hối?

Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024

Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.

Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao

Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024

Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.

“Đây là lời thật lòng của tôi, người từng ở trong bùn lầy và đã ra khỏi bùn lầy”

Phật giáo và người trẻ 13:45 08/11/2024

Người ta có thể phạm rất nhiều lỗi trong đời, nhưng ngàn vạn lần không nên phạm tội tà dâm! Cổ nhân nói: “Vạn ác, dâm đứng đầu!” Nhưng mãi đến hôm nay tôi mới nhận ra uy lực của câu nói này.

Xem thêm