Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 10/03/2016, 09:16 AM

Góc nhìn của phật tử về Giới luật và pháp luật

Trong thế giới ngày nay, nhiều vấn đề rất mới đặt ra với nhân loại, trong đó chủ nghĩa khủng bố mang yếu tố tôn giáo làm đau đầu không chỉ một quốc gia hay khu vực và bây giờ hay trước mắt, thực sự là nan đề dài hơi đặt ra với các nhà nước, các nền luật pháp và thế giới văn minh nói chung.

Sự phát triển không đồng đều, phân hóa giai cấp, tội phạm và mâu thuẫn xã hội nói chung, không mới. Nhưng các khuynh hướng cực đoan mang yếu tố tôn giáo – tín ngưỡng kết hợp vấn đề dân tộc thực sự quá lớn lao, thậm chí chưa từng có tiền lệ tương tự. Một khi niềm tin tâm linh đẩy lên bạo lực, sức hủy hoại khó lường và điều này đã thấy nhiều.

Phật giáo ra đời trong bối cảnh xã hội Ấn cổ đại trước công nguyên, cùng với trình độ kinh tế- xã hội thấp nói chung, nền luật pháp đương thời không được ghi nhận nhiều. Có thể hình dung sự quản trị của nhà nước dựa trên những ước lệ như đang tồn tại ở những sắc dân ở những vùng xa xôi nhất trên thế giới ngày nay. Nhà nước và pháp luật ở tình trạng phôi thai và những quy phạm pháp luật như ngày nay chúng ta biết và tuân theo để có xã hội văn minh, tôn ti trật tự hẳn hỏi là hoàn toàn xa lạ với xã hội Ấn thời đức Phật đản sinh.

Phật giáo ra đời, trong nội dung phong phú, phần giới luật được đức Phật đặc biệt nhấn mạnh, thậm chí phát biểu như là kim chỉ nam cho người tu trước lúc Ngài nhập Niết bàn: “các con hãy lấy giới luật làm Thầy!”. Không cần mất thời gian chứng minh tầm quan trọng của giới luật trong toàn bộ kinh điển Phật giáo và điều này quá rõ ràng.
 
Giới luật nhiều, tùy căn cơ mà sự yêu cầu chấp hành mức độ giới luật khác nhau, từ thấp đến cao, từ giản đơn đến khó khăn cực kỳ dưới mắt người phàm. Hệ thống giới luật Phật giáo chặt chẽ, khoa học, hoàn bị. 

Như vậy toàn bộ hệ thống giới luật Phật giáo, dưới một góc nhìn nhất định, chính là một “luật pháp”, đóng vai trò luật pháp đối với người tu trong hoàn cảnh đương thời, tất nhiên không phủ định các quy tắc được đặt ra bởi triều đình phong kiến lúc đó.

Tuân thủ giới luật, phật tử và tu sĩ Phật giáo đã đương nhiên là công dân tốt, thậm chí rất tốt với xã hội, cộng đồng, nhà nước.

Ngay ngũ giới cấm, dưới góc nhìn sâu, đã hàm chứa nội dung rộng đến khó ngờ ngay cả với chuẩn mực ngày nay: không sát sanh rộng ra là yêu cầu bảo vệ sự sống nói chung, bảo vệ  động vật, môi trường... Không nói dối hàm chứa sự đoan chính, không lừa đảo, trong sạch trong mọi giao dịch dân sự. Không tà dâm hầu bảo vệ sự thủy chung, lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân – gia đình. Không uống rượu hiểu rộng không làm dụng chất kích thích, tất nhiên ngày nay có thể nhắc đến ma túy và các chất gây nghiện có nguồn gốc ma túy đang hoành hành khắp nơi...

Giới luật đã mang yếu tố đạo đức, chế tài dân sự, giáo dục công dân...như thế, vậy thì toàn bộ hệ thống giới luật Phật giáo tầm vóc như thế nào? Đấy, không nhằm đánh tráo làm lẫn lộn đạo đời hay nhắc nhớ đến giai đoạn trung cổ Châu Âu khi giáo quyền lấn át hay song hành quyền quản lý nhà nước, chỉ muốn nói đến tương quan, tương đồng, tương hỗ... giữa luật pháp và giới luật với tác động tích cực đến đời sống xã hội và mỗi nhân sinh có Đạo. Đây là chính là khái cạnh thú vị khiến – ít ra về lý thuyết- Phật giáo được các nhà nước hoan nghênh và sự dung nạp dễ hơn vào các xã hội đa văn hóa bởi tính hòa ái, thân thiện, giúp đời.

Xét lại tương quan, tương hỗ, tương đồng... giữa giới luật và pháp luật ngày nay

Có thể nói khi Đức Thế Tôn nhập niết bàn, pho kinh điển Phật giáo khép lại, định hình, đóng khung. Dòng chảy Phật giáo từ đấy đến này và mai sau tuân theo ngón tay chỉ của đức Phật, tuân theo các nguyên tắc đã nói trong kinh điển, tuân theo giới luật đã hoàn thiện. Bất chấp sự vận động xã hội không ngưng nghỉ, các trào lưu không ngừng xuất hiện và tiêu vong, học thuyết Phật giáo  nói chung và giới luật nói riêng, vẫn cứ là như thế như thế. Người ta có quyền đặt câu hỏi: Như vậy sự tương quan, tương hỗ, tương đồng... như đã nói giữa giới luật và luật pháp có còn như xưa không, hay có còn “tương đối” như xưa không? Câu hỏi này thú vị.

Nền luật pháp đã phát triển không ngừng cùng sự vận động xã hội, với từng quốc gia, và với công pháp quốc tế. Ở các xã hội phát triển nhất ngày nay, tinh thần thượng tôn pháp luật, sự vận hành mạch lạc hệ thống hành pháp, sự hoàn bị pháp luật nói chung rất đáng tự hào cho cả nhân loại vì đã làm nền tảng tốt cho văn minh tồn tại. Việc nghiên cứu, xây dựng, cập nhật luật pháp theo sát nhịp thở của đời sống sao cho ngày một tiện lợi hơn cho mọi bên, hiểu quả hơn, khoa học hơn...

Trong các xã hội hiện đại nhất, giới luật Phật giáo vẫn có vai trong căn bản như đã đề cập, tất nhiên không nhìn theo sự khô cứng máy móc. Nội dung bảo vệ sự sống, trọng sự sống, bảo vệ môi trường, cư xử hòa ái văn minh giữa người với người, chống mê tín đề cao tư duy lành mạnh sáng suốt - khoa học... thậm chí còn đi trước đón đầu và trùm khắp tương lai đời sống nhân loại. Đấy chính là một điểm thú vị nữa của quan hệ giới luật- pháp luật. Vấn đề là không phải vai trò của giới luật trở nên cổ lổ sĩ, hụt tầm đời sống hiện đại, mà ở chỗ nhận thức tương quan- tương hỗ- tương đồng... giữa hai phạm trù này phải linh hoạt, mềm dẻo, biện chứng, không máy móc. Chính vì vậy mà công tác nghiên cứu Phật học nói chung, giới luật nói riêng cần được chăm chú và coi trọng hơn để song hành đời và đạo với tinh thần nhập thế, người phật tử tốt đương nhiên là công dân tốt, Phật giáo ngay từ lý thuyết không mang khả năng “phát triển” cực đoan như đã thấy chỗ này chỗ khác. Tính khoa học của lý thuyết Phật giáo cũng nằm ở đấy.

Mạn phép bàn chút về khía cạnh lý thú này, xin được miễn thứ vì tất nhiên có nhiều khập khiễng.

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm