Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 23/04/2020, 10:43 AM

Gợi ý thực đơn chay cho ngày rằm tháng 4

Vào lễ Phật Đản, bạn tự tay làm những món chay như nộm thập cẩm, đậu hũ kho tương... vừa để đổi vị, vừa tịnh tâm hơn trong ngày rằm. Canh đậu phụ non, bí ngòi xào nấm, cơm lá sen... là những món chay dễ chế biến mà bạn có thể lựa chọn cho bữa cơm gia đình.

 > Ăn chay là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc

Mướp xào nấm

Mướp xào nấm

Mướp xào nấm

Nguyên liệu:

- 1 quả mướp hương hay mướp khía

- 200g nấm, có thể dùng nấm rơm hay nấm thủy tiên. Muối, đường, hành lá, rau mùi.

Cách chế biến:

- Nấm rửa sạch, cắt bỏ bớt chân, ngâm nấm vào nước muối pha loãng khoảng 10 phút, sau đó vớt ra rửa lại cho thật sạch. Dùng dao thái nấm thành từng lát mỏng vừa ăn.

- Mướp gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái lát vừa ăn. Đun nóng một ít dầu ăn, phi hành khô thơm, cho nấm vào xào chín, nêm vào nấm một ít muối, xào khoảng 7-10 phút.

- Cho mướp vào xào cùng, nêm gia vị vừa ăn, xào đến khi mướp chín. Tắt bếp, thêm hành lá, rau mùi thái nhỏ vào, múc ra đĩa dùng làm món xào ăn với cơm.

Đậu phụ kho tương

Đậu phụ kho tương

Đậu phụ kho tương

Nguyên liệu:

- 4 miếng đậu hũ sống, ít tương hạt.

- Nước tương, đường, dầu hào chay, bột ngọt, ít gừng xay, hành lá.

Cách chế biến:

- Đậu hũ thái miếng nhỏ, chiên vàng.

- Đun sôi một bát nước lạnh, cho đậu hủ, tương hột, gừng xay vào, nêm gia vị rồi xóc đều. Nấu sôi vặn lửa nhỏ lại, khi nào thấy thấm và sệt sệt, nấu khoảng 5 phút thì tắt bếp.

- Cho ít hành lá vào và xóc đều, múc ra đĩa và thưởng thức với cơm.

Nộm thập cẩm chay

Nộm thập cẩm chay

Nộm thập cẩm chay

Ăn chay bảo vệ môi trường sinh thái

Nguyên liệu:

- 1-2 bìa đậu phụ rán sẵn, 1 quả dưa leo,  1 quả khế chua, 1 bắp chuối nhỏ, 1 củ cà rốt nhỏ.

- Vài tai mộc nhĩ , giấm, đường, muối. Sợi mì chay, lạc rang chín, giã thô.

- Phần nước chấm: xì dầu, một lát dứa thái nhỏ.

Cách chế biến:

- Mộc nhĩ ngâm nở, cắt bỏ chân, rửa sạch thái nhỏ. Đun nóng một ít dầu ăn trong nồi nhỏ, cho mộc nhĩ vào xào chín.

- Đậu phụ rán thái nhỏ.

- Bắp chuối tách bỏ bớt bẹ, thái sợi, ngâm vào âu nước lạnh có pha một ít giấm khoảng 15 phút, sau đó vớt bắp chuối ra rửa lại cho thật sạch, để lên rổ cho ráo nước.

- Cà rốt bào vỏ, thái sợi, trộn vào bát cà rốt một thìa nhỏ đường, một ít giấm và nửa thìa nhỏ muối, ướp khoảng 15 phút. Sau đó dùng tay vắt cho thật ráo nước. 

- Khế cắt bỏ rìa, rửa sạch, thái sợi, dùng tay vắt khế ra bớt nước cho bớt chua. Dưa leo gọt sơ vỏ, thái sợi.

- Mì chay dùng tay rũ cho tơi ra, chần mì qua nước nóng, đun nóng dầu ăn, cho mì vào rán vàng.

- Pha ba thìa canh xì dầu, thêm một thìa canh nước lọc và cho dứa đã cắt nhỏ vào, trộn đều, nêm gia vị cho vừa miệng.

- Khi dùng, xếp một ít khế, dưa leo, cà rốt, mộc nhĩ, bắp chuối, đậu phụ, vào bát sâu lòng. Cuối cùng cho mì đã rán vàng vào giữa, rắc lên trên lạc rang chín, khi dùng trộn đều lên thêm phần xì dầu đã pha.

Canh đậu phụ nấu rau củ

Canh đậu phụ non nấu rau củ.

Canh đậu phụ non nấu rau củ.

Nguyên liệu:

- 1 bắp ngô, 1 củ su su, 1 củ cà rốt, it nhánh súp lơ xanh.

- 2 bìa đậu, có thể dùng đậu non.

- Đường, muối, hạt tiêu, hành lá, rau mùi.

Cách chế biến:

- Ngô bổ làm đôi. Su su, súp lơ xanh, cà rốt thái lát tầm 3 cm.

- Đậu phụ rửa sạch, thái thành từng quân cờ, hành lá, rau mùi thái nhỏ.

- Đổ vào nồi 2 lít nước, cho ngô vào, đun sôi. Đun đến khi ngô mềm, ra hết nước ngọt. Đổ từ từ su su và cà rốt vào, đun tầm 5 phút.

- Thêm tiếp súp lơ xanh, nêm vào nồi canh một ít muối, đường. Nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn. Sau đó tiếp tục đun sôi và thả đậu phụ vào nồi canh, đun tầm 3 phút. Tắt bếp, rắc ít hạt tiêu, hành lá, và rau mùi đã thái nhỏ. 

>Xem thêm video: Ý nghĩa của bái sám:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm