Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 09/07/2017, 15:49 PM

Hai giờ ở chùa Vạn Đức

Chúng tôi qua phà Tam Hiệp (xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) trong cơn mưa tầm tã tháng 7. Biết chúng tôi là người ở xa đến, người thuyền trưởng chiếc phà nói với vẻ ngậm ngùi: “trẻ bị bỏ rơi, bị bệnh tật ở chùa ngày càng nhiều, thấy tội quá, không biết mai nầy nhà chùa lấy đâu mà nuôi chúng, đâu chỉ có cái ăn, cái mặc; xa hơn một chút là ốm đau, là chuyện học hành”.

Ngôi chùa mà anh nhắc đến mang tên Vạn Đức, tọa lạc tại ấp 2. Theo nhiều cư dân trên “cù lao” Tam Hiệp nầy kể lại, trước đây ngôi chùa nầy có diện tích rất nhỏ hẹp, cách nay trên 5 năm, trụ trì chùa là Đại đức Thích Lệ Hiếu phát hiện một bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trước công chùa. Sau đó, ông mang vào chùa đăt tên là Tiểu Như Tín và nuôi dạy đến nay. Từ đó, số lượng trẻ bị bỏ rơi trước cổng chùa ngày một tăng cao, và mái ấm Đức Quang ra đời từ đó.
Một số trẻ tại chùa 
Hôm chúng tôi đến thăm, nhà chùa đang nuôi dưỡng 97 cháu mồ côi cha, mẹ, cha lẫn mẹ, trong đó có trên 20 trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trên 50 cháu từ 3 đến 5 tuổi. Tại đây các cháu được chăm lo khá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần, được dạy học văn hóa, hướng dẫn điều hay lẽ đẹp, đạo hiếu truyền thống dân tộc, chăm ngoan, học tốt.

Chúng tôi đã không cầm được nước mắt khi bắt gặp hàng chục “ bảo mẫu không chuyên” đa phần là phụ nữ xung quanh chùa đến tự nguyện chăm sóc các cháu; nhiều chị còn phải trực cả đêm để chăm lo các trường hợp trẻ nhỏ ốm đau, đặc biệt là việc chăm sóc các trẻ sơ sinh mới bị bỏ rơi.

Điều rất may mắn là chùa đã được rất nhiều mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh ủng hộ rất nhiệt tình, từ đó điều kiện nuôi dạy, ăn ở cho các cháu cũng khá tươm tất và đủ đầy. Các cháu sơ sinh được nuôi dưỡng từ các nguồn sữa; các cháu lớn hơn thì ăn cơm chay quanh năm nhưng không vì thế mà sức khỏe giảm sút, ngược lại các cháu rất khỏe mạnh, năng động, thông minh, lễ phép do được ăn uống từ nhiều bảo mẫu chế biến thức ăn chay ngon; điều kiện ăn ở, học tập rất thoáng đãng, mát mẽ. vệ sinh, an toàn. Bà Võ Thị Mai, ngụ ấp 2, xã Tam Hiệp cho biết thêm: “tui làm “công quả” ở chùa nầy đã 5 năm và luôn gắn bó, coi các cháu như là con cháu ruột thịt trong nhà. Từ đó tụi nhỏ “ mến tay”; “mến chân” tụi tui ghê lắm.

Hôm nào bận việc không tới đây được thấy buồn và trống vắng lắm, chỉ muốn thời gian qua đi để lại tới đây chăm sóc, đùa giỡn với chúng thôi”.

Chị Mai còn kể thêm nhiều kỷ niệm vui buồn tại chùa như mỗi khi có cháu đau ốm thì cả chùa và tất cả bảo mẫu hầu như thức trắng để thay nhau chăm sóc; có nhiều trường hợp cấp cứu phải vượt sông lớn sang Bến Tre, Tiền Giang trong những đêm mưa, bão. Nhiều trường hợp rất vui khi cha mẹ các cháu quay trở lại chùa để đón con về sum họp gia đình sau cơn bỉ cực, khó khăn.
Mạnh thường quân đang soạn áo quần cho các cháu
Tuy nhiên theo chị Phạm Thị Ngọc Phương, người đang phụ trách việc chăm sóc trẻ em mồ côi, mái ấm Đức Quang tạm thời tá túc tại chùa Vạn Đức thì hiện nay nhà chùa đang gặp những khó khăn như: do số lượng các cháu khá đông, cơ sở nuôi dưỡng tại chùa đã trở nên chật hẹp ảnh hưởng đến nơi ăn ở, học tập, sinh hoạt, vui chơi. Vì vậy nhà chùa đang chuẩn bị mọi thủ tục để hình thành mái ấm bảo trợ theo qui định của pháp luật, tuy nhiên để hình thành mái ấm cũng rất cần những khoãn kinh phí rất lớn nhưng vẫn chưa vận động đầy đủ dù phần đất xây dựng mái ấm đã được một tấm lòng vàng hiến tặng đủ diện tích. Mặt khác, do địa hình ấp 2, xã Tam Hiệp tương đối trắc trở với địa hình “cù lao” xung quanh là sông nước nên điều kiện hưởng thụ vật chất lẫn tinh thần cho các cháu rất thiếu thốn. Quan ngại nhất là chùa Vạn Đức và mái ấm Đức Quang trong tương lại chưa có phương tiện qua lại sông lớn ngày đêm để sẳn sàng ứng phó cho các trường hợp đau ốm đột xuất từ các cháu. 

Hạn chế cuối cùng là do đại đa số các cháu là trẻ bị bỏ rơi theo dạng  “3 không” (không người thân, không khai sinh, không hộ khẩu) nên việc hoàn thành các thủ tục cần thiết để các cháu đến trường khá khó khăn, vất vả.

Chia tay chùa Vạn Đức trong tiếng chuông chùa trầm mặc ngân nga giữa sông chiều gió lộng; chia tay với những tấm lòng nhân ái đã và đang từng ngày, từng giờ chăm sóc những phận đời bất hạnh; chúng tôi luôn mang theo những đôi mắt hồn nhiên của hàng chục trẻ em đang nương náu dưới ánh hào quang tỏa ra từ đức phật nhiệm màu, chúng tôi tin và rất tin ngày càng có nhiều tấm lòng nhân ái, hào hiệp sẽ đến với mái ấm giữa bốn bề sông nước Bến Tre.

Phan Thị Anh Thư
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Gieo mầm thiện 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Xem thêm