Hạn mặn khốc liệt ở miền Tây
Hàng loạt các con kênh khô hạn. Hàng dừa nước thơ mộng từng đi vào văn chương, điện ảnh thì nay xác xơ, héo hắt. Cảnh tượng càng đáng lo khi nhìn từ trên cao, gần như một vùng rộng lớn không còn thấy bóng dáng những dòng kênh cùng những chiếc ghe qua lại.
MC Đại Nghĩa kêu gọi giúp người dân miền Tây chống hạn

Tính đến ngày 4-3, đã có 5 tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn. Dù các địa phương đã rút kinh nghiệm từ những đợt hạn, mặn trước đây nhưng vẫn không tránh được thiệt hại.

Sớm nhận thấy sự bất thường, phức tạp của đợt nước mặn xâm nhập trong mùa khô 2020, tỉnh Bến Tre công bố tình huống khẩn cấp để đưa ra các giải pháp đối phó với một mùa khô được dự đoán khốc liệt. Cà Mau cũng vừa công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2 tại vùng ngọt hóa thuộc địa bàn huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời. Đây cũng là hai địa phương vùng "ngọt hóa" có diện tích trồng lúa lớn nhất tỉnh.

Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam (SIWRR), dòng chảy mùa khô năm 2019-2020 từ thượng lưu sông Mekong về ĐBSCL có khả năng ở mức thấp kỷ lục, nên xâm nhập mặn mùa khô của khu vực là rất nghiêm trọng (đến sớm, xâm nhập sâu trên diện rộng và kéo dài), ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt.

Những ngày này, ở hầu hết các cánh đồng lúa vụ 3, mọi người đều thấy một màu xám từ những vạt lúa cháy nắng, khô khốc, đồng ruộng nứt nẻ. Nhiều địa phương trước đó có đưa ra khuyến cáo không xuống giống vụ 3, tuy nhiên theo người dân, nếu không xuống giống vụ 3 thì họ sẽ không biết làm gì nên sạ giống cầu may.

Thông tin trên báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, Cuối tháng 1/2020, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành văn bản hỏa tốc chỉ đạo ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn. Thống kê của ngành chức năng tỉnh này cho thấy tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đã làm ảnh hưởng gần 16.000 ha đất canh tác, đa số là lúa - tôm. Ngoài ra còn có hơn 3.500 hộ thiếu nước sinh hoạt.

Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, mùa mưa ở Nam bộ sẽ đến trễ hơn trung bình mọi năm, nguy cơ nắng nóng, khô hạn, xâm nhập mặn sẽ còn khốc liệt hơn.

Thiếu nước, những cánh đồng khô hạn ở miền Tây sẽ trân mình chịu sự xâm nhập của nước mặn. Vùng đất phương Nam trù phú này đang có nguy cơ thành hoang mạc nếu không có các giải pháp từ trong nước đến quốc tế.

Những ngày qua, bên cạnh tình hình dịch bệnh COVID-19, nhiều người cũng đang quan tâm đến hạn mặn miền Tây. Đất khô nứt nẻ, người dân thiếu nước sinh hoạt, nông dân rướm nước mắt bên những thửa ruộng chưa kịp thu hoạch đã khô cháy như rơm rạ,… chính là những hình ảnh khiến ai nấy không khỏi xót xa, chạnh lòng. Trước tình cảnh này, nhiều nghệ sĩ Việt đã dùng tiếng nói, sức ảnh hưởng của mình để kêu gọi giúp đỡ các tỉnh miền Tây.
Ảnh: Facebook Thắng Thế Lê
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Thành phố cần nhiều cây xanh
Môi trường
Liệu các đô thị của chúng ta có đang tự biến mình thành những “chảo lửa” khổng lồ, khi mùa hè đang bắt đầu?

Cháy rừng nghiêm trọng chưa từng thấy ở Hàn Quốc
Môi trường
Hàn Quốc đã ngừng hoạt động trực thăng chữa cháy sau vụ tai nạn chết người ngày 26.3 trong bối cảnh cháy rừng chưa từng thấy ở đông nam nước này.

“Tắt đèn! Dành trọn vẹn một giờ cho Trái đất”
Môi trường
Vào 20 giờ 30 phút ngày 22/3, Giờ Trái đất 2025 lần thứ 19 diễn ra trên toàn thế giới với thông điệp “Tắt đèn! Dành trọn vẹn một giờ cho Trái đất”.

Hai triệu cây xanh và hành trình "tái sinh, chuyển kiếp"
Môi trường
Hành trình 20 năm của Salgado và Lélia là một bài học quý giá. Không cần những bước đi lớn lao, chúng ta có thể bắt đầu từ những việc nhỏ như trồng một cây xanh, giảm tiêu dùng không cần thiết, hay nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường.
Xem thêm