Hàn Quốc có tạp chí khoa học quốc tế về Phật học
Viện Nghiên cứu Phật học thuộc Đại học Dongguk (Hàn Quốc), do Giáo sư Jung Seung-Suk là Viện trưởng vừa thông báo ấn hành rộng rãi tạp chí khoa học quốc tế đầu tiên về nghiên cứu Phật học tại Hàn Quốc.
Ấn phẩm khoa học này có tên là Tạp chí khoa học quốc tế về văn hóa và tư tưởng Phật giáo (IJBTC), với số ra mắt được xuất bản vào tháng 6 vừa qua..
IJBTC do Giáo sư Kim Jong-wook đến từ Đại học Dongguk và giáo sư Richard McBride đến từ Đại học Brigham Young làm đồng Tổng Biên tập, được xem là tạp chí khoa học về nghiên cứu Phật giáo duy nhất được viết bằng tiếng Anh xuất bản tại Hàn Quốc cho đến thời điểm này. IJBTC được ấn hành hai kỳ một năm, vào tháng 6 và 12 hàng năm.
Hội đồng Biên tập của tạp chí bao gồm các học giả, nhà khoa học uyên thâm Phật giáo đến từ: Ấn Độ, Hoa Kỳ, Thái Lan, Đài Loan, Canada, Na Uy, Anh, Đan Mạch và Mông Cổ. Ngoài ra, Giáo sư Emeritus Akira Saito của Đại học Tokyo cũng được mời tham gia với vai trò Thành viên Hội đồng Biên tập danh dự.
Với nỗ lực hình thành và ra mắt tạp chí khoa học về Phật giáo này, giới chuyên gia và nhà nghiên cứu Phật học trên thế giới đánh giá IJBTC sẽ giữ vai trò quan trọng và đóng góp hữu hiệu vào việc quốc tế hóa các giá trị văn hóa và tư tưởng Phật giáo xứ sở Kim chi. Cùng với đó, IJBTC cũng sẽ giúp thiết lập một nền tảng nghiên cứu Phật học vững chắc trong tương lai.
Dù mới được ấn hành, nhưng năm 2010, IJBTC đã được đưa vào hệ thống chỉ số trích dẫn khoa học (KCI) do Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Hàn Quốc quản lý. Kể từ đó đến nay, IJBTC vẫn được duy trì trạng thái của mình trong hệ thống của KCI.
Đặc biệt, từ năm 2018, IJBTC cũng đã được thêm vào hệ thống chỉ số trích dẫn nguồn mới nổi (ESCI), làm cơ sở dữ liệu mới của Thomson Reuters, và nhóm cơ sở dữ liệu tôn giáo (Atla RDB) của Hiệp hội thư viện về tôn giáo học Hoa Kỳ.
Từ kết quả trên, ấn phẩm đầu tiên của tạp chí nhanh chóng trở thành nguồn tư liệu khoa học quan trọng tại Hàn Quốc (theo hệ thống KCI) và của thế giới (theo hệ thống Atla RDB và ESCI) với 4 bài nghiên cứu đặc biệt về tư tưởng Phật giáo, 4 chuyên đề nghiên cứu khoa học và bài khảo cứu tổng hợp. Tác giả của các công trình này là các chuyên gia khoa học, những nhà nghiên cứu Phật học hàng đầu đang công tác tại các đại học danh tiếng, bao gồm: Đại học Boston, Đại học Peking, Đại học Shanghai, Đại học San Diego State và Đại học Hồng Kông.
Tất cả các bài viết và công trình nghiên được xuất hiện trong ấn phẩm đặc biệt ra mắt đều là các nghiên cứu mới, với mục đích cung cấp một cái nhìn rộng hơn về nghiên cứu Phật học. Đồng thời, giới thiệu mối tương quan và các phạm trù áp dụng tư tưởng Phật giáo vào đời sống của xã hội hiện đại.
Theo: Giác ngộ (Gia Trúc)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng
Quốc tế 10:00 25/11/2024Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Xem thêm