Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 01/02/2016, 00:09 AM

Hàn Quốc: Phục chế ngôi Già lam Phật địa hơn 1300 năm tuổi

Tại thành phố Iksan, tỉnh Bắc Jeolla, việc phục chế ngôi Già lam Phật địa cổ xưa nhất Đông Nam Á, chùa đá thế kỷ thứ 7, chùa Mireuksa (彌勒寺) được Unesco công nhận di sản văn hóa thế giới, là một nhiệm vụ khó khăn đối với các nhà khảo cổ học.

Không có tài liệu lịch sử chứng minh nào để có thể hướng dẫn các chuyên gia tái tạo nguyên bản ngôi Già lam Phật địa hùng vĩ hoành tráng hơn một nghìn ba trăm tuổi này.

Chùa đá Mireuksa là một trong hai ngôi cổ tự thời Baekje (Bách Tế) còn tồn tại, được kiến tạo vào thế kỷ thứ 7 (693).

Chùa đá Mireuksa đã được khai quật từ năm 1980.
 
 
 
Vào năm 1999, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định phục chế ngôi chùa đá 1367  năm tuổi vốn có những dấu hiệu bắt ổn định và hư hỏng nghiêm trọng. Trong suốt 10 năm tháo dỡ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các Xá lợi và những hiện vật khác, nhờ đó họ biết được năm xây dựng ban đầu của ngôi chùa.

Trong khi các nhà khảo cổ và kỹ sư đang tìm hiểu các chi tiết cấu trúc của chùa, họ nhận ra nó có giá trị cao về nghệ thuật và văn hóa. Các phát hiện của họ cho thấy rằng ngôi chùa này là Phật tự bằng đá lớn nhất và cổ xưa nhất tại Đông Á.
 
 
 
Một số bí ẩn về cấu trúc của ngôi chùa đá cổ đã được giải mã. Bí mật đằng sau sự bền vững của ngôi chùa đá, bâo gồm hàng nghìn mẫu đá điêu khắc, lớp đất mỏng giữa các khối đá. Các lớp đệm, cách chia trọng lượng từ trên xuống dưới. Dựa trên kỹ thuật xây dựng cổ đại, các nhà khoa học và kỹ sư hiện đại đã đưa ra một phương pháp mới – Trộn đất với các khoáng chất – Để làm cho hiệu ứng kéo dài.

Đội phục chế đang tận dụng những viên đá cũ, và chỉ dùng đá mới khi cần thiết. Một số đá cũ được sử dụng toàn khối, và một số được cắt ra và kết hợp với các vật liệu mới để tăng cường độ bền.

Ngôi chùa được phục chế này sẽ được tạo tác bằng 62% vật liệu cũ và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017.
 
Một số bí ẩn về cấu trúc của ngôi chùa đá Cổ đã được giải mã. Bí mật đằng sau sự bền vững của ngôi chùa đá, bâo gồm hàng nghìn mẫu đá điêu khắc, lớp đất mỏng giữa các khối đá. Các lớp đệm, cách chia trọng lượng từ trên xuống dưới. Dựa trên kỹ thuật xây dựng cổ đại, các nhà khoa học và kỹ sư hiện đại đã đưa ra một phương pháp mới – Trộn đất với các khoáng chất – Để làm cho hiệu ứng kéo dài.

Thích Vân Phong (Nguồn: Ancientpages)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm