Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 02/01/2023, 12:50 PM

Hàng nghìn con chim trú ngụ trong ngôi chùa cổ 300 năm

Trong ngôi chùa cổ ở Trà Vinh luôn có hàng nghìn con chim đậu kín cành cây. Những loài chim quý hiếm có tên trong Sách đỏ quốc gia cũng tìm về đây trú ngụ.

Chùa Nodol tọa lạc tại xã Đại An (Trà Cú, Trà Vinh) có lịch sử trên 300 năm. Từ lâu ngôi chùa Khmer cổ này đã được người dân gần xa quen gọi là chùa Cò vì vườn chùa thường xuyên có hàng nghìn con chim, cò trú ngụ.

Một khách du lịch chia sẻ khi đến cổng chùa mới biết tên thật của địa danh này bởi trên bản đồ du lịch thể hiện là chùa Cò.

Hòa thượng Pháp Tánh, sư Cả chùa Nodol cho biết, chùa được xây dựng từ năm 1677 trên diện tích gần 6 ha. Trong khuôn viên chùa, ngoài những công trình thờ tự và công trình chức năng, phần diện tích rất lớn còn lại đều được trồng cây xanh.

Vì có đầm nước, cây cối rậm rạp được nhà chùa cùng người dân trong vùng bảo vệ nên nơi đây có hàng nghìn con chim kéo nhau về trú ngụ. Những cây lớn trong vườn chùa đều có nhiều tổ chim với đủ kích thước.

Chùa Nodol có kiến trúc của một chùa Khmer truyền thống. (Ảnh Nguyễn Cường).

Chùa Nodol có kiến trúc của một chùa Khmer truyền thống. (Ảnh Nguyễn Cường).

Sáng và chiều, khuôn viên chùa đều râm ran tiếng chim kêu. Từng đàn chim lượn vòng trên mái chùa cổ kính tạo nên cảnh sắc yên bình, thơ mộng.

Trong vườn chùa Nodol chủ yếu là cò. Ngoài cò trắng còn có cò quắm, cò đầu đỏ, cò đầu vàng, cò mỏ vàng, cò mỏ đen, cò giang, cò và.

Cò quắm đặc trưng bởi chiếc mỏ cong xuống là loài chim lớn nhất trong vườn chùa Nodol với trọng lượng khoảng 3kg. 

Những cành cây trước chánh điện luôn có hàng ngàn con chim đậu kín. (Ảnh: Nguyễn Cường).

Những cành cây trước chánh điện luôn có hàng ngàn con chim đậu kín. (Ảnh: Nguyễn Cường).

Theo ghi nhận của phóng viên, cò cổ rắn quý hiếm có tên trong Sách đỏ quốc gia cũng tìm về đây làm tổ.

Ngoài ra, vườn chùa cũng có rất nhiều loài chim khác như diệc, vạc, cồng cộc, mòng, két, sáo…

"Chim, cò bắt đầu kéo về chùa từ hơn 100 năm trước, mọi người thấy vậy mới quen gọi là chùa Cò. Ngày trước lượng chim rất nhiều, từ xa đã thấy chim đậu kín chùa, tiếng kêu vang vọng", sư Cả chia sẻ.

Hàng chục loài chim, cò tìm về trú ngụ hơn 100 năm qua khiến người dân quen gọi là chùa Cò. (Ảnh: Nguyễn Cường).

Hàng chục loài chim, cò tìm về trú ngụ hơn 100 năm qua khiến người dân quen gọi là chùa Cò. (Ảnh: Nguyễn Cường).

Hòa thượng Pháp Tánh chùa Nodol cho biết, mấy năm gần đây, do nước nhiễm mặn, cây chết, chim mất chỗ làm tổ nên đã bay đi nhiều. Nhà chùa và người dân đang trồng thay thế những cây mới để khôi phục cảnh quan.

Theo Dân trí

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về Thanh Hóa thăm chùa cổ Khánh Quang

Chùa Việt 12:15 30/04/2024

Chùa Khánh Quang - ngôi chùa cổ kính nắm giữ những dấu ấn lịch sử tôn giáo, văn hóa ở Thanh Hóa.

Chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam

Chùa Việt 16:00 28/04/2024

Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam.

Nét đẹp ngôi chùa hàng trăm năm tuổi tại Trà Vinh

Chùa Việt 10:40 28/04/2024

Một ngôi chùa tại Trà Vinh mang trong mình nét cổ kính và dường như bất tử với thời gian; khiến nhiều du khách xiêu lòng mỗi khi ghé thăm.

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Xem thêm