Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 28/08/2019, 07:24 AM

Hạnh của người xuất gia

Người xuất gia phải làm gương cho chúng tại gia, nếu không nêu được gương tốt thì người tại gia sẽ không sinh tâm thâm tín, và không thể gieo ảnh hưởng gì với họ cả. Thế nên, là người xuất gia thì phải có hình tướng của người xuất gia.

 >>Chân dung từ bi

Hạnh của người xuất gia.

Hạnh của người xuất gia.

٭Phải bốn người xuất gia trở nên lên cùng sống chung hòa hợp thì mới gọi là Tăng đoàn. Ðó là "hòa giai cộng trụ," không tranh không chấp. Một người xuất gia sống đơn độc không thể gọi là Tăng.

٭Người xuất gia phải nghiêm trang gìn giữ bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi. Nên nói: "Ði nhẹ như gió, ngồi vững như chuông, đứng thẳng như cây thông, nằm như cung tên."

٭Không thể muốn pháp xuất thế cùng pháp thế gian đồng một lúc. Chân không thể đứng trên hai chiếc thuyền - một hướng ra Giang bắc, một xuôi về Giang nam.

٭Các vị thường biết rằng chư Ðại đức, Cao tăng thuở xưa đều ngộ Ðạo trong khi tu hành khổ hạnh. Không một vị Tổ sư nào khai ngộ trong khi hưởng thụ, tìm trong Ðại Tạng Kinh không thấy có một vị nào như thế cả.

٭Tiêu chuẩn tuyển chọn vị Trụ trì phải như thế nào? Ðiều kiện tiên quyết là phải không có tính nóng giận, biết dùng hòa khí đối đãi người, nơi nơi đều có thiện duyên với người, không dùng quyền uy mà bức bách kẻ khác, phải có tác phong ý thức dân chủ, khiến người ta cung kính tôn trọng.

٭Người xuất gia có thể nhận sự cúng dường, nhưng không được tham cầu cúng dường. Không tham cúng dường mới là đệ tử chân chính của Phật.

٭Hai chúng đệ tử xuất gia, Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, không nên dụng công vì danh vọng, địa vị, mà cần phải có tinh thần thay thế chúng sinh chịu khổ và phải có tâm bình đẳng cứu giúp tất cả chúng sinh.

٭Người xuất gia nếu không tinh tấn tu Thiền tập Ðịnh, tụng Kinh trì Chú, nghiêm thủ Giới Luật, mà chỉ nương dựa vào Phật hầu có được miếng cơm manh áo thì chắc chắn sẽ bị đọa lạc vào ba đường ác.

"Tinh lực dồi dào thì không cảm thấy lạnh.

Khí lực sung túc thì không cảm thấy đói.

Thần lực đầy đủ thì không cảm thấy mệt."

٭Tinh, khí, thần là ba báu vật. Người xuất gia phải tu trì tinh, khí, thần.

٭Người xuất gia phải làm gương cho chúng tại gia, nếu không nêu được gương tốt thì người tại gia sẽ không sinh tâm thâm tín, và không thể gieo ảnh hưởng gì với họ cả. Thế nên, là người xuất gia thì phải có hình tướng của người xuất gia.

٭Người xuất gia phải có chánh tri chánh kiến. Nếu không có chánh tri chánh kiến thì nhất định sẽ đi lạc vào đường ma, bị năm mươi ấm ma kéo đi.

٭Người xuất gia phải cùng nhau làm việc, không được tự mình tạo việc khác lạ, muốn làm gì thì làm.

"Chuyên nhất thì linh.

Phân tán thì bị ngăn ngại".

٭Chuyên nhất về việc gì? Tức là chuyên nhất đoạn dục vọng, trừ tham ái. Nếu không đoạn dục vọng, trừ tham ái thì có xuất gia tu Ðạo đến tám vạn đại kiếp đi nữa cũng vẫn không thành công. Vì vậy, việc này rất là trọng yếu.

٭Phải luôn luôn tu Ðạo bồi đức. Khi đức tính đã tròn đầy, hạnh tu được viên mãn, thì chúng ta mới xứng đánh là người xuất gia.

٭Người xuất gia phải lấy việc hoằng Pháp làm sự nghiệp.

٭Hoằng dương Phật Pháp là bổn phận và trách nhiệm của người xuất gia chúng ta. Thế nên, trong từng tâm niệm chúng ta phải luôn luôn hoằng dương Phật Pháp; và mọi hành động, cử chỉ là thuyết Pháp cho chúng sinh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Ái là gốc của mọi vấn đề và nỗi khổ

Kiến thức 15:20 24/04/2024

“Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham ái là căn bản của khổ.”

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Kiến thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Xem thêm