Góp ý bài viết "Đảng viên có được xuất gia không"?
Những vị xuất gia phải toàn tâm toàn ý theo Thầy học đạo, và nếu đất nước ấy quả thực có tự do tôn giáo, thì khi Thầy mình làm thành viên Giáo hội nào, những năm đầu người xuất gia nên theo Thầy mà tu học, phụng sự Phật pháp cùng Giáo hội của Thầy mình.
Nhưng khi đã thọ Tỳ kheo đủ 5-10 năm, học giới luật, kinh điển tương đối khá, tự biết làm chủ thân khẩu ý tương đối rồi, thì tuy Thầy trò thì theo tình cả đời vẫn là Thầy trò, nhưng dù Thầy hay Trò, ai cũng có thể có lúc, có việc … trở thành bất minh, sai lầm, nên không nhất thiết phải theo Thầy suốt đời, không nhất thiết phải chấp nhận bất cứ cái gì Thầy mình nói, làm, nghĩ…
Khi tuổi đạo tạm đủ trưởng thành, vị Tỳ kheo, tỳ kheo ni có thể xin được hành đạo độc lâp với Thầy bổn sư, hay y chỉ một Bổn sư khác, nếu đi xa, nếu Thầy bệnh, Thầy viên tịch, Thầy hoàn tục, Thầy trở thành bất minh, … thì cứ theo chánh kiến, chánh mạng, chánh tư duy của mình … mà tu hành, tức có nghĩa, không nhất thiết phải ở trong cùng môt Giáo hội của Thầy mình suốt đời, mà nếu cần, có thể tham gia thêm Giáo hội khác nữa.
Các xứ tự do, giống như thời Phật, nước có cũng nhiều Tăng đoàn sinh hoạt độc lập ở nhiều vùng khác nhau, không hề có quy định tất cả Tăng đoàn phải liên kết theo đơn vị hành chánh, hay liên kết theo nguồn giáo lý mà Tăng đoàn ấy, miễn mình chuyên cần tinh thấn lo tu học theo “tăng đoàn” của mình đang ương tựa là đủ, không cần bị buộc phải theo các Giáo đoàn các Giáo hội nọ kia.
Vị Tỳ kheo, tỳ kheo ni (TK-TKN) chọn một số pháp môn để cả đời hành trì, phát huy một nền tảng giáo lý nào đó, thich hợp sở trường, nguyện vọng của mình.. là được, vị TK-TKN ấy, cả 1 đời tu học, có thể không cần gia nhập thành viên Giáo hội nào cả, mà chỉ là một TK, TKN đơn thuần, tu theo “tăng’ mình đang ở chung là đủ [TK, TKN tuyệt đối không được độc cư, ở một mình, vì tăng ly chúng tăng tàn, không thể sống mà không ai quanh ta để sách tấn ta, để an ủi, chỉ bảo, chỉ tội, can gián, cử tội, thỉnh tội …ta, và khi ta xin sám hối những lỗi đã mắc phải, tùy theo trọng khinh [Ba la di, tăng tàn, thâu lan giá, bất định, xả đọa, đọa, hối quá, chúng học hay diệt tránh....] mà, tùy theo thụ giới đã phạm theo phán quyết của ‘tăng’ ấy, cần có đủ 1 hay 4 hay 10 hay 20 vị TK, hay TKN, làm thủ tục yết ma giải tội [tướng] cho mình [dù tội tánh, tội nhân quả thì kg ai giải được, đến lúc vẫn có quả báo, du Tăng đã giải tội tướng rồi].
Các TK-TKN năng nổ, khi đã ‘trưởng thành’, có thể cần, nên, hay ít nhất là có quyền ở lại với Giáo hội hay chỉ ở tu học giới - định - huệ đúng chánh pháp với chúng tăng cùng chùa viện là đủ....
Ở nước bạn, Đảng viên là dấn thân chính trị, để sống chết với một khuynh hướng chính trị này, đấu đá với Đảng khác, để đảng mình được dân tín nhiệm hơn mà cho đảng mình được cầm quyền, nếu đảng mình tạm thời bị thiếu ghế trong Quốc hội, chưa thể cầm quyền, mà chỉ ngồi thế đối lập, thì phải tìm mọi cách để bới móc cho ra mọi khuyết điểm của đảng đang cầm quyền mà triệt tiêu uy tín của họ trong long cử tri, để lần bầu cử tới, hy vọng đảng mình được đủ phiếu, hay đủ ghế trong quốc hội mà được lập chính quyền, cai quản chính sự đất nước trong nhiệm kỳ tới,..…và vòng xoáy tranh giành, đấu đá ấy cứ tiếp tục diễn ra, để tranh nhau mà cầm quyền, làm lợi cho dân cho nước …
Một người tập sự xuất gia, chỉ làm công quả, được Bổn sư chỉ cho học kinh, thì chưa, nhưng trước khi thọ giới sa di [dù trên 20 tuổi, dù giỏi giáo lý đến đâu, dù đã thuộc hết kinh luật, dù có bằng cấp cao, hay xuất thân danh gia vọng tộc, giàu có …. bất kể, thời tập sự xuất gia phải làm tất cả những việc cần làm quanh chùa, xem ý chí chịu đựng ra sao], để đủ điều kiện thọ giới sa di, dự hàng á tăng, trước đó phải:
- Từ chức ở sở làm,
- Trả thẻ Hội viên, Đảng viên tất cả đảng, đoàn, hội … mà mình đã tham gia
- Phải xin giải ngũ hẳn, nếu là đi lính
- Phải xin thôi việc hẳn ở sở làm, hay xưởng, cơ quan… dù công hay tư, phải có giấy xác nhận [bổn sư nên tra hỏi, thấy rõ tận mắt tất cả chứng từ …].
- Dù là làm, giữ 1 chức sự nào ở một Hội Phật giáo, hay chức sự của một Giáo hội nào đó, cũng phải từ chức, vì sau khi đi tu, toàn tâm toàn ý chỉ để theo Thầy học đạo, phụng sự Phật pháp theo sự chỉ dạy của Thầy, lớn lên là theo nhận định của mình, ..…người xuất gia không thể để mình còn ở dưới quyền, hay trong sự giám sát, liên đới của bất cứ ai, bất cứ đoàn - đám - đảng - hội - câu lạc bộ …nào cả ngoại trừ Thầy mình …
- Phải trả hết nợ cho bank, hay bất cứ vay-mượn của ai … trước khi nói chuyện xin xuất gia [còn nợ dù chỉ $1 vẫn không được xuất gia].
- Người xuất gia không được có sổ bank riêng, không được cất dấu tiền bạc riêng [tu sỹ Phật giáo thọ giới xuất gia tuyệt đối không được làm chủ bất động sản. Chùa và tự khí là của Tam Bảo, của tăng đoàn dùng chung, kg ai làm chủ riêng, phải chấm dứt lãnh lương bổng, hưu trí, bồi thường định kỳ, chia lãi cổ đông …tất cả hình thức sản vật, tài vật đều đem cho, tặng 100% [cho vợ - chồng cũ, cho con, cho cha mẹ - anh chị em, từ thiện, hay tặng vào Quỹ Tam Bảo chùa mình đang xin xuất gia, từ đó về sau không được nhắc đến, kg được coi như còn là của mình, không kể công, đòi hỏi chi dụng cho mình nhiều hơn trong chúng....
Phải làm sao cho mình trắng tay, hoàn toàn lệ thuộc sự sống vào lòng hảo tâm bố thí của Phật tử cho 4 nhu cầu căn bản nhất “thức ăn, thuốc men, y phục thô sơ và vửa đủ vài ba bộ, và phòng xá ở chung với bạn đồng tu, đồng giới với mình [người xuất gia không nên đòi hỏi ở 1 phòng riêng, không làm chủ 1 xe riêng, sắm laptop/ tablet/ phone …riêng, không được mua sắm kinh sách cho riêng mình...Tất cả đều phải dùng chung, ăn uống đúng giờ, đúng chỗ Chùa đã quy định ……
Thầy trụ trì cũng không thể vì lý do điều hành chùa mà có của riêng, xe riêng; tất cả đứng tên chùa làm chủ, để cả chùa dùng chung: từ bank account, đến xe máy kinh sách… Tất cả chung lo mua sắm, bảo quản giữ gìn, chung sử dụng. Chùa nghèo thiếu thì chia sẻ nghèo thiếu chung, khá giả do uy tín tu hành tốt được ủng hộ khá thì chùng hưởng chung
Lợi hòa đồng quân - ra đường, đi trai tang,…gặp ai cúng tịnh tài, nhớ nói rõ thí chủ nghe là mình nhận cho chùa, cho Tam Bảo, cho đại chúng, không phải cho mình, rồi đem về chùa nhớ nộp vào Thủ quỹ , ghi sổ sách, để cả chùa dung chung, chỉ dung cho những việc thật sự có nhu cầu chính đáng, hợp đạo lý, hợp giới luật, hợp hoàn cảnh … 2 sổ chi thu của chùa nên để ở chỗ ai cũng có thể xem và kiểm tra,
(1) - Thủ quỹ chùa lo giữ tiền và giữ sổ chi, tiền chỉ được giữ chút ít, số nhiều phải gởi bank, hay gởi Viện chủ ký sổ giữ, khi chúng cần, Thủ quỹ hỏi, Viện chủ phải đưa ra, không thể coi đó là tiền của mình ..
[2] Thư ký chùa lo ghi chép sổ thu, mọi nguồn thu, từ Phước sương, gây quỹ, phát hành kinh sách rau quả bánh trái … trong chùa có, hay làm ra, từ các cuộc gây quỹ, hay do thí chủ cúng do đại chúng lao lực làm ra sản xuất ra, dùng không hết, có bán được chút ít, giữ trong quỹ lo ẩm thực, thuốc men cho chúng….(Còn tiếp).
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hóa giải ác mộng
Hỏi - Đáp 19:40 04/11/2024Hỏi: Hiện tôi có chút vướng mắc là thường xuyên gặp ác mộng, mỗi lần như vậy thì thân thể mệt mỏi, tâm tư khá bất an và lo sợ. Mong được hướng dẫn cách thức tu tập thế nào để chuyển hóa những ác mộng đó?
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Bạn phải là người đủ đầy trước
Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!
Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?
Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?
Xem thêm