Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hành hương về Am Ngọa Vân: Hãy bảo vệ rừng trúc, trước sự tấn công của rác

Hy vọng du khách thập phương, người dân sở tại khi hành hương cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, từ việc nhỏ nhất là vứt rác đúng nơi quy định. Qua đó, UBND xã An Sinh, huyện Đông Triều cần quan tâm, chỉ đạo, có biện pháp bảo vệ cảnh quan môi trường nơi đây

Am Ngọa Vân – nơi hơn 700 năm trước, Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, nay đã trở thành điểm du lịch tâm linh, thu hút du khách thập phương  hướng về.

Cũng với ước mong được quay lại nơi Đệ Nhất Tổ củaThiền phái Trúc Lâm viên tịch, chúng tôi đã có dịp trở lại Ngọa Vân Am vào những ngày này, so với cách đây một năm, cảnh vật đã có nhiều thay đổi.

Nếu như trước đây, ai đã có dịp về am Ngọa Vân, nay trở lại sẽ rất đỗi ngạc nhiên bởi sự thay đổi quá nhanh, nhanh đến “chóng mặt”. Vừa thấy mừng, nhưng khi bước từng bậc lát đá đường dẫn lên Am Ngọa Vân thì không khỏi “bất ngờ”.

“Bất ngờ”ở đây chính là vấn đề vệ sinh môi trường đang đe dọa khung cảnh  nguyên sơ vốn có của “Trúc Lâm”.

 Rác len lỏi trong khe đá....
 .....hay lộ thiên ngay bên đường
 Có thùng "hờ hững" cũng như không
 
 Tiện đâu...
 ....vứt đó....

Rác rưởi, đồ ăn, thức uống, túi nilong, áo mưa của những người hành hương, người dân đi rừng vứt bừa bãi dọc con đường dẫn lên Am Ngọa Vân

Nhiều điểm mặc dù đã có thùng đựng rác bố trí 2 bên đường đi, nhưng do ý thức của du khách tiện đâu vứt đó đã gây nên cảnh tượng nhếch nhác, mặc dù con đường mới hoàn thành để phục vụ du khách hành hương dịp Tết Quý Tỵ, có nghĩa là con đường đưa vào sử dụng chỉ khoảng 6 tháng nay. 

 Dọc tuyến đường hành hương đã có các thùng đựng rác, nhưng ý thức người hành hương còn quá kém?
 Nào là vỏ thuốc lá.....
...đủ thứ rác....
 ..và cả lót giầy....cũng ở lại rừng thiêng...

Nhìn thấy môi trường nơi đây chúng tôi không khỏi lo lắng bởi trước đây mỗi năm Am Ngọa Vân cũng chỉ đón khoảng vài nghìn người tới hàng năm, nếu so với vài triệu lượt người hành hương lên chùa Đồng thì cảnh quan môi trường sẽ như thế nào?

Chúng tôi nhận thấy, hàng ngày đều có 2 anh công an viên được sự chỉ đạo của UBND xã An Sinh đến trực tại dốc Đỗ Kiệu, hướng dẫn, trông xe cho khách hành hương. Nhưng chưa thấy sự quan tâm nhắc nhở du khách bỏ rác đúng nơi quy định.

 Các gia đình "mở tiệc" liên hoan ngay tại khu di tích chùa đổ trên đỉnh núi gần am Ngọa Vân
 ...xong đâu đó...người đi....rác ở lại....
 Đường dẫn lên Bàn cờ tiên cũng không tránh khỏi tình trạng rác "xâm chiếm" 2 bên đường

Hy vọng du khách thập phương, người dân sở tại khi hành hương cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, từ việc nhỏ nhất là vứt rác đúng nơi quy định. Qua đó, UBND xã An Sinh, huyện Đông Triều cần quan tâm, chỉ đạo, có biện pháp bảo vệ cảnh quan môi trường nơi đây.

Mong rằng không lâu sau nữa với sự đầu tư bài bản, Am Ngọa Vân sẽ là điểm du lịch tâm linh thu hút hàng triệu lượt du khách hành hương hàng năm, để nhiều người đã biết đến chùa Đồng - Yên Tử, sẽ biết thêm một địa điểm du lịch tâm linh mới trong quần thể di tích Yên Tử. Đó là dãy di tích đi từ xã An Sinh - Đông Triều - Quảng Ninh: Trại Lốc - Cửa Phủ - Đỗ Kiệu - Thông Đàn - chùa Ngọa Vân cũ - chùa Ngọa Vân mới - Am Ngọa Vân - thung lũng Đá Chồng,...

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

An Bình

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Phật pháp và cuộc sống 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Phật pháp và cuộc sống 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Tôi và Sư cô Huệ Hải: Tu hành có bạn

Phật pháp và cuộc sống 11:27 25/04/2024

“Tu học là mãi mãi, pháp lữ là thiên thu!” - Đó là câu nói của chúng tôi trên bước đường tu nhân học Phật, phụng sự đạo pháp.

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Phật pháp và cuộc sống 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Xem thêm