Hạnh kham nhẫn của thiên nhiên kỳ diệu
Một trong các phương pháp thực tập sự kham nhẫn là học hạnh chịu đựng của đất. Đất có thể bao dung hết muôn loài vật trên thế gian này. Đất nuôi sống thiên nhiên, cỏ cây, hoa trái để nuôi dưỡng chúng sinh.
Thiên nhiên và tình thương bất bạo động
Từ đất con người khai thác các loại tài nguyên khoáng sản để có điều kiện gia tăng sản xuất, nâng cao đời sống để nhân loại và muôn loài vật tồn tại.
Đất vốn chất phát, hiền lành và đôn hậu, thuần tuý. Chỉ cần chúng ta biết cách là có thể trồng lúa, trồng hoa màu, trồng cỏ hay trồng rừng để nuôi sống con người. Con người sống được nhờ có cây lúa, hoa màu. Con người tận hưởng màu xanh nhờ đồng cỏ bao la và hít thở không khí trong lành nhờ những cánh rừng bạt ngàn. Nhờ có đất đã nuôi dưỡng muôn loài vật nên sự sống được phát triển, tiếp nối nhau. Vậy mà chúng ta đã vô tình huỷ hoại sự mầu mỡ của đất, ta vứt bỏ đủ thứ rác rến vào đất, thải ra các chất độc hại dưới nhiều hình thức làm cho đất bị ô nhiễm nặng nề.
Mặc dù vậy, đất không bao giờ phản kháng lại mà vẫn an nhiên, bình thản đón nhận những chất độc hại đó và âm thầm chịu đựng trong suốt thời gian không có giới hạn. Đất vẫn giúp rừng cây xanh bạt ngàn, tươi tốt và con người có thức ăn trong lành. Chỉ vì lòng tham lam, ích kỷ của chính mình mà con người chỉ biết xâm hại đất và làm tổn hại đất. Vậy mà đất vẫn im lặng chịu đựng bền bỉ, lâu dài.
Khi chúng ta đã hiểu rõ được Phật pháp từ thấp tới cao thì đều biết tất cả đều dựa trên nền tảng của nhân quả. Hiểu rõ ý kinh thì sự trì tụng mới có được lợi ích thật sự và đời tu của chúng ta sẽ đi đúng theo lời Phật dạy; nếu không, chúng ta có thể rơi vào lầm lạc, mê tín và uổng phí cả một đời tu hành. Chúng ta là đệ tử Phật, ta tắm mình trong ánh hào quang của Phật và hào quang ấy là trí tuệ Phật tâm sáng suốt hằng chiếu soi muôn loài vật đã có sẵn ngay nơi thân mỗi người.
Đức Phật thường được các hàng đệ tử xưng tán là "Như Lai biết nghĩa, biết pháp, biết trình độ, biết thời cơ và biết chúng hội". Sự thuyết pháp của Phật căn cứ vào ba yếu tố thời, xứ và vị - nghĩa là thời gian nói pháp, nơi chốn nói pháp và đối tượng nghe pháp. Vì vậy, Phật không nói pháp nào chỉ có ý nghĩa một chiều. Có khi Ngài nói pháp thấp cho hàng căn cơ kém; có lúc Ngài nói pháp vừa cho hàng trung căn; cũng có khi lại nói pháp cao, rốt ráo cho hàng căn cơ bậc thượng. Cho nên, nhiều khi trong kinh điển chúng ta thấy có vẻ mâu thuẫn nhau, nhưng kỳ thực đó là do tùy duyên hóa độ hay còn gọi là tuỳ bệnh cho thuốc.
Nếu chúng ta đã chấp ngón tay là mặt trăng thì sẽ ỷ lại vào tha lực và tin tưởng vào thần quyền, rồi vô tình ỷ lại và bài bác lý nhân quả. Như vậy, chúng ta khỏi cần tụng kinh, sám hối, niệm Phật - Bồ tát, tọa Thiền hay tu Bát quan trai mà chỉ cần một lòng cầu Phật - Bồ tát và chờ đến lúc gần chết sẽ có các Ngài đến cứu độ, rước đi. Như vậy thì tinh thần nhân quả ai ăn nấy no, ai uống thì hết khát nên nhân nào quả nấy cũng không có ý nghĩa.
Sống biết tiết chế là giữ gìn cho đất Mẹ
Đức Phật ra đời đã từng tuyên bố: “Ta chỉ là vị thầy dẫn đường, Ta không có quyền ban phước giáng hoạ”. Nếu chúng ta không cải ác làm lành, không dứt trừ các nghiệp ác nơi thân-miệng-ý thì cũng không có vị Phật - Bồ tát nào cứu vớt cho mình ra khỏi biển khổ sông mê. Cũng như thế, chư Phật và chư Bồ tát không phải hoàn toàn không có tha lực đối với chúng sinh nhưng tha lực của các Ngài chỉ là sức trợ duyên ban đầu mà thôi.
Ví dụ, trong một lớp học người thầy đem hết khả năng để dạy học trò một cách công bằng nhưng trong lớp có trò học giỏi, có trò học dở. Chủ ý của thầy là dạy hoàn toàn bình đẳng nhưng kết quả học tập lại tùy thuộc trí thông minh, sự siêng năng chăm chỉ học hành và bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh gia đình của mỗi em. Cũng vậy, đức Phật ra đời khai thị cho chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến, tức tính biết sáng suốt nương nơi mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý của mỗi người. Nếu Phật có thể ban cho chúng sinh cái tri kiến Phật ấy thì chúng ta đâu cần tu và tinh thần "tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với Chánh pháp" hóa ra vô nghĩa.
Cho nên, nếu người có tu một chút sẽ tự thấy rõ mọi kinh điển đều nhằm kích thích trực giác để ta nhận ra cái thường biết rõ ràng ấy là bổn tâm sáng suốt, rồi chúng ta tự nỗ lực để cứu chính mình ra khỏi biển khổ sông mê. Tất cả chúng ta hãy lắng lòng nghe lời tuyên bố của Đức Phật Thích Ca trước khi nhập diệt ở rừng Ta La Song Thọ: “Các ông hãy tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với Chánh pháp”.
Nếu chúng ta không tự thắp đuốc lên mà đi, cứ trông cầu sự cứu độ của Phật - Bồ tát thì chúng ta đã rơi vào thần quyền mất rồi, nghĩa là chúng ta đã tin có một đấng thần linh thượng đế ban phước giáng hoạ. Chúng ta tin như vậy thì đức Phật đã trở thành một vị thần linh thượng đế mất rồi. Và nếu chúng ta thần thánh hóa các Ngài thì chúng ta sẽ rơi vào mê tín dị đoan và chỉ biết cầu cạnh van xin, vô tình phỉ báng và đi ngược lại lý nhân quả. Giáo lý của Đức Phật cũng bị đánh mất tính thực tiễn, tính khoa học và tính nhân bản là nền tảng nhân quả và đạo đức muôn đời của đạo Phật gắn liền với con người.
Cho nên, người Phật tử chân chính phải y cứ vào tinh thần "tự mình thắp đuốc lên mà đi" vốn là kim chỉ nam cho mỗi người con Phật dù là xuất gia hay tại gia. Có thể nói, ta không thể lìa tâm để tu hành, không thể lìa tâm mà giải thoát. Đây là điều chúng ta phải hết sức lưu ý, chúng ta tu là tu tâm của chính mình. Ta thanh tịnh là thanh tịnh cái tâm, khi giác ngộ là giác ngộ tự tâm, cho đến lúc thành đạo cũng là thành tựu cái bản tâm ấy, ngoài tâm cầu Phật tức thiên ma ngoại đạo.
Mẹ Thiên Nhiên đã dạy chúng ta bài học gì?
Đất ở đây có nghĩa là tượng trưng cho đất tâm. Đất tâm rất kiên cố, không có gì công phá được, hủy diệt được. Tâm địa kiên cố là đức tính thứ nhất của mỗi người chúng ta, đức tính thứ hai là sâu dày. Chúng ta thấy, biển sâu cách mấy cũng có thể dò được nhưng làm sao chúng ta có thể dò được tâm. Tâm không có hình tướng, kích thước nhưng hay soi sáng muôn loài vật nên gọi là sâu dày. Đức tính thứ ba của tâm là rộng chứa cùng khắp. Phật dạy: “Bổn tâm của mỗi chúng sinh thật bao la không ngằn mé, nếu đem hư không so với Bổn tâm cũng như hòn bọt ví cùng biển cả”.
Tất cả pháp luôn luôn mời gọi nhưng vì chúng ta không lắng tâm lại để nghe mà mải chạy theo những vọng tưởng lăng xăng, điên đảo nên không biết tất cả tiếng đều là tiếng Phật. Trên mặt đất hiện thực của cuộc đời này, nếu tâm ta thanh tịnh, sáng suốt thì mình sẽ thấy nơi nào cũng bình yên hạnh phúc, ở đâu cũng là cõi Cực Lạc. Vì sao? Vì Cực Lạc là lòng trong sạch. Tất cả pháp đều hướng từ nơi tâm, tất cả cảnh giới đều do tâm lượng mà biến hiện.
Ví dụ, chỉ là một dòng sông nhưng đối với loài người thì đó là nước để ăn uống, tắm rửa, giặt giũ, tưới tiêu; đối với loài cá là cả thế giới cho chúng bơi lội, sinh sống, là không khí cho chúng thở; đối với loài ngạ quỷ thì chúng toàn là máu; đối với chư Thiên thì do phước nghiệp nên các vị thấy là lưu ly, pha lê trong suốt. Cho nên, cõi Tịnh độ hay thế giới Ta bà cũng ở tại đây, thiên đường hay địa ngục cũng tại đây hết.
Trong sự học Phật nếu chúng ta hiểu được kinh điển theo tinh thần lý sự viên dung, thì ta sẽ thấy rất tự tin nên không sống theo sự mong cầu và ỷ lại vào tha lực. Tha lực chỉ là bước đầu của người mới bắt đầu tìm hiểu vì chưa đủ niềm tin vào Phật pháp. Người học Phật phải thường xuyên quán chiếu, soi sáng lại thân tâm, hoàn cảnh thì tự nhiên sẽ cảm nhận được lý nhân quả là nền tảng của sự sống trên thế gian này. Chính vì vậy, lời Phật dạy “tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với Chánh pháp” là hoàn toàn chính xác, thực tế trong cuộc sống không ai có thể ăn uống dùm và sống dùm cho ai cả.
Hạnh của đất là tượng trưng cho hạnh nguyện cao cả của Bồ tát Địa Tạng. Bồ tát nguyện đi vào địa ngục, đi vào những nơi khổ đau để giáo hóa và cứu độ chúng sinh. Ngài nguyện khi nào trên thế gian này không còn địa ngục, không còn khổ đau thì khi ấy Ngài mới thành đạo giải thoát. Thực tập quán về đất sẽ biết hạnh của đất và thực tập hạnh của đất giúp chúng ta phát triển năng lượng Địa Tạng trong tâm mình.
Địa Tạng là một biểu tượng và ai cũng có năng lượng này. Nếu biết chuyển hóa khổ đau là chúng ta biết cách dang tay để góp phần giải trừ địa ngục. Thân này có thể khổ đau, tâm này có thể khổ đau. Nếu chúng ta không chịu nhận diện và chuyển hóa khổ đau thì khổ đau sẽ chồng chất sâu dày và tạo điều kiện cho địa ngục hiện tiền.
Đặc tính quan trọng đầu tiên đáng để chúng ta học tập là tính chịu đựng bền bỉ, lâu dài của đất. Dù người ta có đổ lên đất những thứ dơ dáy như rác rến; các thứ đồ bẩn thỉu, hôi hám như phân, nước tiểu và đầy dẫy máu mủ tanh hôi; hoặc người ta xả thải các chất độc hại thì đất cũng thản nhiên, không hề có sự phản kháng hay chống đối lại hoặc buồn bã hay vui mừng.
Đất có chất liệu của sự vững chãi, từ bi và bao dung nên không bao giờ biết than vãn, phiền muộn một điều gì. Đất luôn vững chãi, bền vững vì không màng đến sự đào xới, bươi móc của con người. Đất có chất liệu của từ bi nên mang cả tấm lòng bao la rộng lớn. Đất thương muôn loài vật nên cung cấp thức ăn, thức uống, cung cấp chỗ ở, nghỉ ngơi và luôn bao bọc, che chở. Đất có chất liệu của bao dung, độ lượng, không phân biệt thân hay sơ. Dù ai có tàn hại, phá huỷ đất thì đất vẫn đón nhận như người mẹ đứng tựa cửa ngóng trông mừng đón đứa con trở về.
Chúng ta phải học theo hạnh của đất, phải kiên trì, bền bỉ chịu đựng trong sự khó khăn, khắc nghiệt của mọi hoàn cảnh. Ta phải biết cách làm chủ bản thân từ những điều tầm thường nhất trong cuộc sống hàng ngày vì đất còn là điểm tựa cho tất cả muôn loài vật trên thế gian này. Đất đã cưu mang và nâng đỡ tất cả mọi sự vật, không thiên vị một ai. Dù vật đó đã làm tổn hại cho đất thì đất cũng không phiền muộn, khổ đau.
Đất đã sẻ chia và nâng đỡ cho cỏ cây, hoa lá. Đất giúp con người và các loài động vật có sự sống lâu dài. Chúng ta học theo hạnh sẻ chia và nâng đỡ của đất thì phải cố gắng sống làm sao để trở thành một người tốt bằng trái tim yêu thương và hiểu biết. Nếu như chúng ta không thể đem đến cho người khác niềm vui, không sẻ chia hay giúp đỡ được cho ai thì cũng đừng hãm hại ai.
Đất tượng trưng cho sự chịu đựng bền bỉ, lâu dài. Sự nâng đỡ muôn loài vật là chất liệu yêu thương bình đẳng của đất. Đất chuyển hóa những thứ đã tiếp nhận dù tốt hay xấu. Dù đó là thứ làm cho đất bị ô nhiễm nặng nề thì đất vẫn chuyển hóa lần hồi để tạo nên những gì có ích cho cuộc sống. Chúng ta thực tập hạnh của đất để chan rãi tình yêu thương tràn ngập khắp tất cả mặt đất để thế giới này được hòa bình, chúng sinh được bình yên, hạnh phúc.
Tất cả mọi hiện tượng sự vật đang hiện hữu trong cuộc đời đều có một giá trị, lợi ích thiết thực nhất định. Nếu chúng ta tiếp xúc với mọi hiện tượng sự vật bằng cách quán chiếu thì chúng ta sẽ sống được với tính “nghe” của Bồ tát Quán Thế Âm. Bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau tiếp xúc với đất để “lắng nghe” tiếng lòng của đất và học từ đất nhiều điều bổ ích thiết thực.
Mọi thứ rác rưởi dơ bẩn đến với đất sẽ được đất chuyển hóa thành loại phân bón hỗn hợp để nuôi dưỡng hoa màu, cây cối. Chính vì đất có công năng chuyển hoá mọi thứ nhơ uế để tạo thành sự sống có ích cho nhân loại mà chúng ta cần phải học theo hạnh của đất. Học theo hạnh của đất có nghĩa là chúng ta thực hành hạnh kham nhẫn, chịu đựng trong mọi hoàn cảnh.
Khi ai ca ngợi, cung kính, tôn trọng, thân thiết với mình thì mình không vì thế mà kiêu căng, tự đắc, không vì thế mà hãnh diện tự hào để sinh tâm cống cao ngã mạn, khinh khi người khác. Khi một ai đối xử với mình không được tốt đẹp, hài hoà, hay công kích và nhục mạ thì mình vẫn không phản kháng, chống đối, không oán giận, thù hằn, ghét bỏ. Ngược lại, mình vẫn giữ lòng bình thản, an nhiên, sẵn sàng tha thứ, bao dung và thương yêu mọi người bằng trái tim hiểu biết.
Cuộc sống của chúng ta với muôn màu muôn vẻ. Đời người có lúc gặp thuận duyên, xuôi chèo mát mái nhưng cũng lắm khi gặp chướng duyên, nghịch cảnh. Đó là lẽ thường nhiên của cuộc sống nên ta hãy nhìn đời bằng sự sáng suốt nhờ biết cách quán chiếu và buông xả. Như chúng ta đã biết, đất luôn tiếp nhận muôn loài vật một cách rất tự nhiên, không hề có sự phân biệt người thân hay kẻ thù. Một khi chúng ta thực tập hạnh kham nhẫn được thuần thục thì trong lòng mình sẽ không thấy ai là kẻ thù, chỉ có người chưa thông cảm mà thôi.
Học theo hạnh của đất thì chúng ta biết kính trên nhường dưới, biết thương yêu bình đẳng với tất cả mọi người mà không làm tổn hại cho bất cứ một ai. Chính sự kham nhẫn, từ bi và độ lượng mà chúng ta có thể làm thay đổi cách sống của người khác từ xấu trở nên tốt, từ tiêu cực trở thành tích cực. Kham nhẫn, nhịn chịu và thương yêu bình đẳng đem lại lợi ích lớn cho tự thân, gia đình và xã hội. Kham nhẫn giúp con người giữ được tâm an tịnh trước những chuyện phải quấy, hơn thua, trước những cám dỗ trong cuộc sống.
Đông trùng hạ thảo Bhutan - chế phẩm tự nhiên tuyệt vời của tạo hoá
Chúng ta hãy nên học theo hạnh của đất. Dù người ta đổ và rải lên những thứ tinh sạch và đẹp đẽ như hoa, nước thơm, sữa thơm; hoặc người ta đổ lên đất những thứ dơ dáy, hôi hám như phân, nước tiểu và máu mủ; hoặc người ta khạc nhổ xuống đất thì đất cũng tiếp nhận tất cả một cách thản nhiên, không vui vẻ, mừng rỡ mà cũng không chán ghét, tủi nhục. Cũng như thế, khi những cảm thọ khoái lạc hoặc buồn khổ phát sinh chúng ta đừng để chúng làm nhiễu loạn thân tâm mình.
Quả thật, hạnh kham nhẫn có công năng rất lớn hay trị lành bệnh oán giận, thù hằn, ghét bỏ. Trong cuộc đời ai cũng muốn mình trở thành một người tốt có nhân cách đạo đức, một người sống có ích cho nhân quần xã hội và muốn xây dựng cho mình một giá trị thiết thực về tâm linh. Muốn được như thế chúng ta cần phải học theo hạnh của đất, thực hành hạnh kham nhẫn, nhịn chịu trong đời sống hàng ngày. Lúc nào thấy lòng mình buồn thương, giận ghét thì chúng ta hãy nhìn xuống đất, nhớ đến hạnh của đất để tỉnh giác quay về với thực tại của chính mình.
Từ bi và kham nhẫn là hai pháp tu tối thiết yếu của người Phật tử cũng như người xuất gia. Từ bi là ban vui, cứu khổ. Người có lòng từ bi rộng lớn là người biết thương yêu bình đẳng chúng sinh. Vì thương tất cả mọi người còn mãi chìm đắm trong biển khổ sông mê nên Bồ tát dấn thân phục vụ làm cho mọi người hết khổ, được vui nên gọi là hạnh ban vui cứu khổ.
Nói từ bi theo nghĩa cứu khổ ban vui thì chúng ta cảm thấy khó hiểu. Để gần gũi và dễ hiểu hơn chúng ta có thể nói từ bi là tình thương mình vì mọi người chớ không phải mọi người vì mình. Chúng ta thấy người khổ thì giúp họ chén cơm, củ khoai, củ mì. Dù họ không cám ơn nhưng chúng ta vẫn thấy vui. Đó là tình thương của lòng từ bi, thấy người khổ mình thương, mình giúp mà không cần đền đáp.
Là người Phật tử thấy ai khổ, ai đói thì chúng ta thương. Chúng ta sẻ chia, giúp đỡ mà không mong cầu người giúp lại. Bởi từ bi hệ trọng như vậy nên người Phật tử khi hiểu đạo phải tập mở rộng lòng thương xót mọi người. Khi chúng ta có tâm từ bi rồi thì mình tu mới có thể buông xả được bớt phiền não tham-sân-si; còn tu mà chưa có lòng từ bi thì vô tình ta trở thành tham lam, ích kỷ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tại sao bão số 10 lại hình thành ngay trong đợt không khí lạnh?
Môi trường 10:25 24/12/2024Thông thường không khí lạnh sẽ khiến bão bị yếu đi hoặc không thể hình thành, nhưng bão số 10 lại xuất hiện. Vì sao?
Những bức ảnh ấn tượng báo động về môi trường năm 2024
Môi trường 14:04 23/12/2024Chim cánh cụt thay đổi nơi làm tổ, Fiji ngập trong rác nhựa dạt từ nước khác, núi lửa phun trào sau 800 ngủ yên, người dân đi bộ qua một phần sông Amazon đang hạn hán...là những hình ảnh các báo quốc tế bình chọn cho năm 2024.
Sài Gòn lạnh 20 độ C, người dân khoác áo ấm ra đường
Môi trường 10:31 23/12/2024Sáng nay 23/12, thời tiết TP.HCM lạnh, nhiệt độ giảm mạnh, người dân cảm nhận được cái lạnh rõ rệt dù trời có nắng.
Tôi yêu Đất mẹ
Môi trường 20:20 21/12/2024Chỉ có tình thương mới có thể giúp ta biết sống hài hòa với thiên nhiên và mọi loài. Chỉ có tình thương mới cứu chúng ta khỏi những hiểm họa của biến đổi khí hậu. Khi thấy được những đức hạnh và tài năng của Mẹ, thì ta sẽ nhận ra sự liên hệ mật thiết giữa ta với Mẹ.
Xem thêm