Kinh nói về tám thói xấu của ngựa

Đức Phật nói rằng : Đó là ta muốn nói về tám thói xấu của ngựa, người xấu cũng có tám thói xấu là như thế.

 Tôi nghe như vậy. Có một thời, Đức Phật ở tại Nước Xá Vệ, trong tịnh xá Kì -Thọ Cấp- Cô- Độc viên, với rất nhiều các Tỳ Kheo. 

Đức Phật bảo các Tỳ- Kheo rằng: Ngựa có tám thói xấu. Tám thói xấu đó là :

Thói xấu thứ nhất là vừa cởi giây cương ra là định kéo cả xe chạy.

Thói xấu thứ hai là kéo xe thì nhảy lên định cắn người.

Thói xấu thứ ba là chồm hai chân trước lên khi kéo xe.

Thói xấu thứ tư là đá đạp cái chuông xe.

Thói xấu thứ năm là người phu ngựa vừa cầm vào cái vòng da đeo quanh cổ của ngựa, hay sờ mó vào xe là đã phóng chay. Thói xấu thứ sáu là chạy xiên chạy xẹo không theo một đường thẳng.

Thói xấu thứ bẩy là ngưng gấp chạy nhanh, thấy đường có bùn lầy không chịu chạy.

Thói xấu thứ tám là giỏ cỏ đeo ở trước miệng dù đói cũng không ăn, khi người chủ muốn đưa đi kéo xe, thì lại lo ăn cỏ và không ăn được. 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đức Phật nói rằng : Con người cũng có tám thói xấu. Tám thói xấu đó là :

Thói xấu thứ nhất là nghe thấy nói đến kinh kệ là lo chạy nhanh không muốn nghe, như con ngựa vừa cởi giây cương là lo kéo xe chạy.

Thói xấu thứ hai là nghe giảng kinh không hiểu ý nghĩa, không hiểu mục đích của kinh, nên lòng sân khuê nhảy xổ lên, nổi giận và không muốn nghe nữa, như lúc con ngựa kéo xe nhảy xổ lên định cắn người.

Thói xấu thứ ba là khi nghe giảng kinh sinh nghịch ý không chịu tiếp thu, như ngựa chồm hai chân trước lên làm xe ngưng chạy.

Thói xấu thứ tư là khi nghe giảng kinh là chê bai chửi rủa, như ngựa đá cái chuông xe.

Thói xấu thứ năm là khi nghe giảng kinh liền đứng dậy bỏ đi như ngựa phóng chạy khi người phu ngựa vừa cầm vào cái vòng da đeo quanh cổ của ngựa, hay sờ mó vào xe.

Thói xấu thứ sáu là khi nghe giảng kinh không chịu chú tâm, quay đi quay lại để nói chuyện, như ngựa kéo xe chạy xiên chạy xẹo không theo một đường thẳng.

Thói xấu thứ bẩy là khi nghe giảng kinh là cố tình gây khó khăn bằng cách hỏi đến cùng, để cho người giảng không trả lời được, dùng những vọng ngữ làm bế tắc câu chuyện, như ngựa thấy đường có bùn lầy không chạy vậy.

Thói xấu thứ tám là khi nghe giảng kinh không chịu nghe mà ngược lại nghĩ chuyện dâm ô , không muốn nghe, không thọ trì những lời kinh . Những người này khi chết vào ác đạo, thì lai muốn học đạo, nghe kinh, lúc đó đâu còn được học đạo nghe kinh nữa, như con ngưa khi giỏ cỏ đeo ở trước miệng dù đói cũng không thèm ăn, khi người chủ muốn đưa đi kéo xe thì lại lo ăn nhưng không được ăn nữa.

Đức Phật nói rằng : Đó là ta muốn nói về tám thói xấu của ngựa, người xấu cũng có tám thói xấu là như thế.

Chư Tỳ kheo nghe giảng xong kinh hoan hỷ, đỉnh lễ Đức Phật và ra về. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Quyển 6)

Kinh Phật 15:56 04/01/2025

Kinh Pháp Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Quyển 5)

Kinh Phật 10:48 03/01/2025

Kinh Pháp Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Quyển 4)

Kinh Phật 12:08 02/01/2025

Kinh Pháp Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Quyển 3)

Kinh Phật 15:00 01/01/2025

Kinh Pháp-Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.

Xem thêm