Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 18/06/2022, 13:08 PM

Hành thiện tích đức để tự cứu mình và cảm hóa người

Tôi tin vào bằng chứng và kinh nghiệm thực tế: “Nhà tích thiện có thừa điều vui – Hảo tâm tất được đền đáp”.

Người làm việc thiện, phúc tuy chưa đến, họa đã đi xa

Người làm việc thiện, phúc tuy chưa đến, họa đã đi xa

Đoạn ác tu thiện trong đời sống hàng ngày

Vào đời Thanh, tại Thượng Hải, phu nhân của một viên ngoại họ Trương mắc phải một chứng bệnh nan y, danh y trong vùng đều phải bó tay. Sau cùng, viên ngoại mời được một lương y từ Giang Nam đến. Lương y bắt mạch xong, liền ra một toa thuốc, trong đó phải dùng đến 100 cái lưỡi của chim bồ câu. Viên ngoại sai người ra chợ mua 100 con chim bồ câu về, đợi sáng hôm sau cắt lưỡi làm thuốc cho vợ mình. Trong đêm hôm đó, vợ của vị viên ngoại nằm trên giường bệnh, nghe thấy tiếng chim bồ câu kêu, rất lấy làm lạ, bèn hỏi nguyên do. Viên ngoại đáp rằng:

– Trong toa thuốc của vị danh y cần phải dùng đến 100 cái lưỡi chim bồ câu, như thế bệnh của phu nhân mới khỏi được, nên mua chim về nhà để ngày mai làm thuốc cho phu nhân uống.

Trương phu nhân nghe xong bèn chảy nước mắt và nói:

– Khi uống toa thuốc này, bệnh của thiếp có khỏi hay không cũng chưa được biết, nhưng sinh mệnh của 100 con bồ câu đều vì thiếp mà chết. Giá như thang thuốc này trị được bệnh của thiếp, thiếp cũng không nỡ, xin phu quân hãy thả chim đi, để chim được tự do.

Trương viên ngoại nghe lời của người vợ, sai người nhà mang chim ra thả. Và lạ thay, vài ngày sau, cơn bệnh của Trương phu nhân không thuốc mà khỏi. Về sau sinh được hai người con trai.

Hành thiện con cháu được hưởng phước

Châu Văn Vương là một chư hầu của nhà Thương, được phong ấp tại Kỳ Sơn. Văn Vương dùng lý để dạy người, dùng đức để cảm hóa dân. Kế Kỳ-Sơn là hai nước Ngu và Nhuế. Hai nước này thường tranh chấp về một miếng đất nhỏ ở vùng biên giới, hai bênh đánh nhau lâu năm mà vẫn không phân thắng bại, sau cùng vua Ngu và vua Nhuế đều đến Kỳ Sơn nhờ Văn Vương làm trọng tài để xét xử. Khi đặt chân vào đất Kỳ Sơn thấy dân chúng nơi đây kẻ nhúng người nhường, giúp đỡ lẫn nhau trong việc canh tác, vua Ngu và vua Nhuế nhìn nhau, hai người đều cảm thấy hổ thẹn. Vua Ngu nói rằng:

– Hai ta là kẻ tiểu nhân, không xứng đáng bước vào đất của người quân tử, nông phu ở đây còn biết lễ nghĩa như vậy, hai ta là vua một nước chỉ vì một miếng đất nhỏ mà tranh chấp thấp hèn như thế, còn mặt mũi nào đi gặp Văn Vương.

Vua Nhế cho lời nói của vua Ngu là đúng, sau cùng hai bên bèn đem mảnh đất tranh chấp lâu năm tặng cho Văn Vương mà thôi việc đánh nhau. Vì bị đức của Văn Vương cảm hóa, hai nước Ngu và Nhuế tránh được nạn đao binh và sống trong cảnh thanh bình. Đức của Văn Vương lớn thay.

Trích Thái Thượng Cảm Ứng Thiên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chuyện kể về thần chú

Tư liệu 07:04 26/04/2024

Chuyện kể răng thuở xưa có một bà lão nghèo sống đơn độc trên một đỉnh núi ở Tây Tạng suốt ngày, ngồi dùng cơm ra, bà lão luôn lẩm nhẩm câu thần chú Lục tự đại minh của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Quỷ thần cây tì bà cũng vãng sanh

Tư liệu 16:00 25/04/2024

Muốn xây nhà mới thì cần phải đốn bỏ cây tì bà cổ thụ, nếu không xe không vào được, có bốn cây cổ thụ cần phải đốn bỏ. Chúng tôi y theo qui luật, trước đó ba ngày thì đọc Kinh, niệm Chú, cúng dường, đề nghị họ dọn đi.

Thiện thần bảo vệ người giữ giới

Tư liệu 14:30 24/04/2024

Ngày xửa ngày xưa, ở một nước kia, nhà vua bắt buộc nhân dân phải giữ năm giới. Một người bạn ở nước khác về chơi, vô tình đem một chai rượu biểu Lam Xoa. Lam Xoa nể bạn, cùng nhau ăn uống. Tại vách mạch rừng đem chuyện đến vua. Lam Xoa bị trục xuất ra khỏi nước.

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Tư liệu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Xem thêm