Hành thiện con cháu được hưởng phước
Tôi tin vào bằng chứng và kinh nghiệm thực tế: “Nhà tích thiện có thừa điều vui – Hảo tâm tất được đền đáp”.
Tôi có người bà con là chị Lan, sau khi xuất giá thì cùng chồng dạy con chu đáo. Tính chị siêng năng, cần kiệm, nghiêm trì ngũ giới, chí thành lễ Phật, rất ưa bố thí.
Chị thường âm thầm đem gạo bố thí, tiếp tế trường kỳ cho bần dân, quả phụ, người già vô phương mưu sinh…Suốt mười năm không thay đổi, vì vậy làng xóm láng giềng hết lời ca ngợi.
Chồng chị là giáo viên tiểu học, sau này thăng làm hiệu trưởng. Bản thân chị không học cao, nhưng sáu đứa con của chị thảy đều đỗ đạt thành tài, tốt nghiệp từ các trường học danh tiếng.
Con đầu học tại Viện Nghiên Cứu Số Học thuộc Đại Học Quốc Lập Thanh Hoa. Sauk hi tốt nghiệp rồi, lại được cấp học bổng qua Mỹ học ngành đào tạo chuyên sâu. Đầu năm ngoái, cháu đã lấy xong bằng tiến sĩ triết học, toán học.
Ba thằng con còn lại thì thi đậu vào đại học: Dược, Y, Nha…trứ danh. Thật là “nhất môn tứ xuất kiệt”, một nhà sinh bốn anh tài, thành tựu phi phàm.
Tích đức không cần ai thấy, hành thiện ắt có trời xanh biết
Có lần, giáo viên tiểu học họ Cao ở quê chị từng mách tôi, các con chị ông đã từng dạy qua. Hồi tiểu học, thấy chúng bình thường, không có gì xuất sắc. Vậy mà sau khi chúng học xong cấp một rồi thì bỗng chuyển mình đổi cốt, thi đậu vào các trường nổi danh nhất miền Trung. Việc này khiến người ta không dám tin là chúng có thể làm được như thế.
Chuyện thằng con đầu chị Lan thi đậu đại học, được tuyển thẳng vào Viện Nghiên Cứu, lại được cấp học bổng xuất ngoại du học, tốt nghiệp tiến sĩ…thực là ngay cả nằm mơ ông cũng khó mà tưởng tượng nổi.
Vì sao những đứa bé thời thơ ấu chúng biểu hiện hết sức xoàng, tầm thường. Nhưng tương lai lại dần biến thành nhân tài ưu tú kiệt xuất, cuối cùng lại được học vị tối cao, người người thán phục, ngợi khen? Đây là nhờ nguyên nhân nào chứ? Việc này thật kỳ diệu, rất đáng để cho mọi người tìm hiểu, noi theo.
Còn Tân giám khảo – Phó viện trưởng Lâm Kim Sinh hiện nay, tiền nhiệm là Bộ trưởng giao thông. Cả nhà ông bảy anh em thì hết sáu người đã là tiến sĩ, có thể nói là nhất môn thất kiệt, trên đời hiếm thấy.
Vì sao con người cần tích đức?
Họ Lâm sở dĩ con cháu được kiệt xuất như thế, căn cứ theo nhiều người bản xứ kể lại thì công này phải quy về tổ tiên. Nhờ cha, ông…họ trọn đời dốc sức hành thiện nên bây giờ mới thu được kết quả con cháu hiển vinh.
Nghe kể hồi đó mỗi cuối năm, ông nội họ Lâm luôn rộng tay bố thí gạo cứu tế rất nhiều dân nghèo, mãi đến khi trong nhà chỉ còn hai đấu gạo ông mới dừng. Vì vậy, ông được tôn là “bậc đại thiện sĩ”, vị Phật của muôn nhà. Do tổ tiên họ Lâm đã gieo hạt đại thiện, tất nhiên về sau phải thu được quả lành cực kỳ phong nhiêu.
Còn một chuyện nữa rất đáng để tham khảo. Tôi quen một bác sĩ họ Trần ở huyện Gia Nghĩa, xã Trúc Sơn. Ông không những giàu lòng nhân ái, trị bệnh phúc hậu, mà còn có một mỹ đức hiếm có: tính rất hiếu hạnh.
Phụ thân ông trước khi tạ thế từng mắc bệnh xơ gan nặng. Suốt 3, 4 năm kéo dài, ông chăm sóc cha không nghỉ. Hàng ngày cùng vợ từ Trúc Sơn về Gia Nghĩa, đích thân trị liệu, giúp phụ thân kéo dài thọ mạng. Mặc dù ông có cả thảy 5 anh em, tuy phí trị bệnh phụ thân lên tới một, hai trăm vạn, ông hoàn toàn tự nguyện đài thọ hết, chưa từng so đo cùng anh em hay yêu cầu họ phụ giúp.
Ngoài ra, lúc nhạc phụ lâm chung, ông đã ở cạnh thức suốt 2, 3 đêm liền chăm sóc không nghỉ ngơi, còn chẳng chút kiêng kỵ, đích thân tắm rửa, làm vệ sinh cho người bệnh, siêng năng giúp đỡ chữa trị, khiến ai nhìn thấy cũng phải xúc động.
Do vị bác sĩ này hiếu thuận nhân từ như thế, nên các con ông sinh ra mỗi mỗi cực kỳ ưu tú.
Điều khiến hai vợ chồng bác sĩ này thấy an ủi nhất là hai con trai họ cực kỳ thông minh ngoan ngoãn, lại rất hiếu thuận, tâm ý thiện lành. Chúng rất siêng học, cha mẹ chẳng cần nhắc, ngược lại còn phải khuyên các con chớ gắng sức thái quá.
Nhà bác sĩ này còn đặc chế ra một loại thuốc cao, nghe nói rất hiệu quả, có thể trị lành các bệnh viêm da mãn tính hay hắc lào, phỏng, đau nhức….nổi danh khắp xa gần. Có người cho rằng, điểm này cũng chính là hồi báo của trời cao dành cho người thiện tâm.
Quan Âm Tống Tử cảm hóa ác quỷ hành thiện
Trích từ "Báo ứng hiện đời"
Tác giả: Cư sĩ Quả Khanh – Hạnh Đoan dịch
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Tư liệu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng
Tư liệu 15:06 02/11/2024Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Tư liệu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Tư liệu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Xem thêm