Hậu quả của việc tin vào lời nói sai sự thật?
Ví dụ ta tin lời nói xấu ai đó, chuyện không có thật nhưng chỉ cần tin thôi ta đã bị tổn phước rồi. Nếu người bị nói xấu là một bậc chân tu đạo hạnh mà ta tin thì ta sẽ mất sạch cái phúc mà mình đã tạo trong đời.
Ví dụ ta tin lời nói xấu ai đó, chuyện không có thật nhưng chỉ cần tin thôi ta đã bị tổn phước rồi. Nếu người bị nói xấu là một bậc chân tu đạo hạnh mà ta tin thì ta sẽ mất sạch cái phúc mà mình đã tạo trong đời.

Ảnh minh họa.
Với lời nói xấu vì hiểu lầm hay ác ý cá nhân, nếu ta nghe rồi tin theo, cũng không có chuyện gì lớn xảy ra sau đó nữa, chỉ vậy thôi mà ta đã tổn phước. Còn những chuyện nghiêm trọng, những tin đồn, những dư luận được cố ý dàn dựng lên để hại ai đó, hoặc hại đến quốc gia thì đời ta sẽ vô cùng khốn đốn. Luật nhân quả sẽ trừng phạt ta thích đáng. Có khi để vu khống ai đó người ta đã dựng chuyện, xuyên tạc, bóp méo sự thật, đổi trắng thay đen bằng những tình tiết, những câu từ “cực kỳ hợp lý” mà nếu nhẹ dạ ta dễ dàng tin và hùa theo. Vì vậy, hãy cẩn thận khi nghe lời thị phi!
Chẳng hạn, muốn lật đổ một chế độ thì những thế lực thù địch phải tìm cách nói xấu lãnh đạo, nói xấu chế độ. Họ lên kế hoạch, chuẩn bị nhân lực, truyền thông để bôi nhọ lãnh đạo, nói xấu chế độ, công kích đường lối, chính sách của Nhà nước bằng những mỹ từ ca ngợi một chế độ khác, một đất nước khác trên khắp các mặt trận dư luận (đời sống, internet, mạng xã hội…), để gây sự bất mãn trong người dân; sau đó mới tập trung người đi biểu tình… Nếu chúng ta nhẹ dạ tin vào những dư luận thêu dệt rồi bất mãn với Nhà nước, mất niềm tin với lãnh đạo là ta đã góp phần làm cho đất nước bị xáo trộn. Chỉ vì đôi khi ta đã không tỉnh táo mà trở thành kẻ phản bội đất nước, phá hoại quốc gia mà không hay. Chỉ việc tin thôi, thấy thì nhỏ mà không ngờ là cái tội tày trời, cái tội phản quốc. Vì thế, Phật đã dạy phải có trí tuệ để “thấy sự nguy hiểm trong từng lỗi nhỏ nhặt” là vậy.
Cho nên, sống giữa đời ta phải hết sức tỉnh táo, cẩn thận từng giây phút, nhất là khi tiếp nhận thông tin, đừng để mình trở thành nạn nhân của những kẻ phá hoại Nhà nước. Làm phước thì nhọc công vất vả mà phá bỏ cái phước lại quá nhanh, chỉ cần tin vào lời nói ác thôi cũng đủ để đập vỡ công đức mà bấy lâu ta đã nhọc nhằn gây tạo.
Trích sách: Nói với chính mình – TT. Thích Chân Quang
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)
Xem thêm