Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 10/10/2021, 18:32 PM

Hãy ngưng ngược đãi động vật!

Chuyện 13 con chó theo chủ từ Long An về Cà Mau nhưng khi về tới quê hương thì bị tiêu hủy là có thật và cơ quan chức năng đang yêu cầu báo cáo vụ việc. Sự việc khiến nhiều người xót thương, đồng thời đặt nhiều câu hỏi về dịch tễ và pháp lý.

Hình ảnh đàn chó trước khi bị thiêu hủy gây thương nhớ của cặp vợ chồng về Cà Mau

Hình ảnh đàn chó được chở bằng xe máy về Cà Mau. Ảnh: MXH

Hình ảnh đàn chó được chở bằng xe máy về Cà Mau. Ảnh: MXH

Từ Long An về Cà Mau bằng chiếc xe máy cũ kỹ, hai vợ chồng ông Phạm Minh Hùng chở theo đàn chó gồm 4 con chó lớn và 11 chó con. Hành trình này nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Tuy nhiên, 13 con chó sau đó bị lực lượng chức năng ở Cà Mau tiêu hủy vì chủ của chúng dương tính COVID-19.

Vụ việc nói trên gây bức xúc dư luận vì thiếu căn cứ khoa học, đâu đó, theo các luật sư còn có dấu hiệu cấu thành tội hủy hoại tài sản.

Theo đó, trả lời báo Phụ nữ TP.HCM, Luật sư Trần Minh Hùng cho biết: “Hành vi tiêu hủy 13 con chó có dấu hiệu cấu thành tội hủy hoại tài sản. Theo Bộ luật Hình sự, người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cần định giá 13 con chó để làm căn cứ khởi tố hoặc bồi thường thiệt hại. Tôi cho rằng, cần khởi tố vụ án để điều tra nếu có dấu hiệu phạm tội thì xử lý vụ việc theo đúng quy định pháp luật”.

Trong khi đó, tiến sĩ Võ Trung Tín (Đại học Luật TP.HCM) thì bày tỏ trên báo Tuổi Trẻ: “Trong vụ việc cơ quan chức năng ở Cà Mau tiêu hủy bầy chó thì không rõ họ dựa vào quy định nào, cách thức ra sao. Nếu chủ chó có vi phạm hành chính thuộc trường hợp phải buộc tiêu hủy chó thì cần tuyên truyền cho người dân hiểu trước khi thực hiện….”.

Sau đây, xin giới thiệu bài viết của một nữ Tiến sĩ công tác tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM về vụ việc này:

Phê bình sinh thái ra đời khi chúng ta ý thức quá muộn về việc xem con người là trung tâm (anthropocentrism). Khi mà trái đất này đã bị tàn phá nghiêm trọng với tư duy tự cho mình là chúa tể và tự cho quyền lợi của con người là quyền lợi tối cao.

Trong “Muối của rừng”, Nguyễn Huy Thiệp đã để cho một ông thợ săn – đồ tể của núi rừng “quay đầu là bờ” trong niềm hoan hỷ giác ngộ nhận ra thú vật có tính linh và tâm hồn cao bằng con người, thậm chí hơn!

Trong “Kiến và người”, Trần Duy Phiên miêu tả sự chống đối và kháng cự của con người khi xem động vật là kẻ thù. Để cuối cùng con người thua cuộc trước tự nhiên và bẽ bàng nhận thấy họ đã sai!

Hôm nay có lẽ là ngày tôi buồn nhất từ đầu mùa dịch. Những cảm xúc tiêu cực dồn nén tích tụ từng chút một vỡ oà. Tôi khóc nhiều lần khi cứ đọc tin về đàn chó. Tôi từng viết rất nhiều bài viết ngắn về mối quan hệ giữa con người-sinh vật như khi xem các phim tài liệu được giải Oscar “My Octopus Teacher”. Xâu chuỗi câu chuyện về một cô bé ôm mèo đi chữa bệnh rồi cuối cùng không được đi và bé mèo chết đến sự kiện chấn động hôm qua, tôi thấy cần phải có một phong trào phản đối việc ngược đãi thú vật trên toàn quốc. Những tin này nếu thế giới biết thì hình ảnh Việt Nam chắc chắn sẽ rất xấu trong mắt người nước ngoài, có thể ảnh hưởng đến cảm tình và sự hỗ trợ chống dịch của họ dành cho mình sẽ hết. Ở Nhật, chú chó Hachiko trung thành với chủ còn được tạc tượng giữa Tokyo, còn chúng ta thì sao?

Bức tượng chú chó Hachiko trung thành ở Nhật Bản

Bức tượng chú chó Hachiko trung thành ở Nhật Bản

Trong khi Sài Gòn vừa qua mấy trăm ngàn ca dương tính mà có làm bị thương một con vật nào đâu?

Chúng ta sẽ dạy con chúng ta thế nào về tình thương đối với đồng loại, đối với sinh vật, đối với tự nhiên? Khi mà người lớn chúng ta hành xử như vậy?

Đã đến lúc cần có những quy định hay luật pháp trừng trị những kẻ đối xử với động vật tàn ác. Các bạn Facebook hãy viết, hoặc share (chia sẻ) để dấy lên tiếng nói công luận về vụ việc này.

Người lớn cần hiểu và trẻ em cần được học rằng tự nhiên có một sinh mệnh độc lập bên ngoài quan niệm hay suy nghĩ của con người. Tôn trọng tự nhiên thì mối quan hệ giữa người-tự nhiên mới hài hoà, mới ổn định.

Chuyện tình 'ông bà anh': Chia ngọt sẻ bùi, chăm đàn 'con' gần 30 chó mèo

TS Trần Lê Hoa Tranh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện

Trong nước 07:00 22/11/2024

Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Trong nước 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo

Trong nước 16:00 20/11/2024

Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.

Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị

Trong nước 09:00 20/11/2024

Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Xem thêm